Bài 9: Tài sản vô giá Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Trả lời câu hỏi của nàng Tiên Cá: Theo bạn, những gì là thứ mà ai cũng cần? 

 

Câu 2:
Tự luận

Trả lời câu hỏi của Thần biển: Thứ gì mà bạn có nó thì sẽ có tất cả. 

Câu 3:
Tự luận

Trả lời câu hỏi của Thần Núi: Bạn cần làm gì để giữ gìn tài sản quý báu ấy. 

Câu 4:
Tự luận

Đón Thần Mặt Trời

     Ngày xưa, có vị phú ông nọ muốn xây một tòa nhà thật đặc biệt. Phú ông tự tay vẽ kiểu nhà rồi thuê thợ làm theo. 

     Nhà xây xong, phú ông tự cho đó là một lâu đài chưa từng có. Lâu đài của phú ông đúng là chưa từng có thật vì không hề có cửa sổ. Trong nhà tối như hang chuột, cả ngày phải thắp đèn. Ít lâu sau, cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông sợ hãi, bèn mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thủy về cùng, nhưng bệnh càng nặng thêm. Ông ta đành loan tin khắp nơi, hứa thưởng lớn cho người chữa khỏi bệnh. 

     Một cậu bé biết tin bèn xin cha đưa đến gặp phú ông. Khi tới tòa nhà kì quái, cậu bé nói ngay: 

- Mọi người bị bệnh là do không chịu đón Thần Mặt Trời vào nhà!

     Tin vào thần thánh, phú ông liền cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Ông ta nổi giận, gọi cậu bé đến, trách móc nặng lời. 

     Nghe phú ông trách, cậu bé hỏi:

- Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi? 

Phú ông lúng túng, vội xin cậu bé mách cho cách làm.

Cậu bé cười ngặt nghẽo rồi chỉ vào tòa nhà, nói:

- Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khỏe lại. 

Phú ông nghe theo. Quả nhiên, ít lâu sau, cả nhà đều khỏi bệnh và trở nên vui vẻ.

Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh? 

 

Câu 5:
Tự luận

Cậu bé bày cách gì để chữa bệnh cho phú ông và gia đình? 

 

Câu 6:
Tự luận

Phú ông thực hiện cách chữa bệnh của cậu bé như thế nào? Vì sao? 

Câu 7:
Tự luận

Khi bị phú ông trách, cậu bé đã giải thích như thế nào? 

Câu 8:
Tự luận

Câu chuyện này muốn nói điều gì? 

 

Câu 9:
Tự luận

Chọn 1 trong 3 đề sau:

1. Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

2. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: 'Ông Yết Kiêu' và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

3. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: 'Ba nàng công chúa' và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Câu 10:
Tự luận

Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Câu 11:
Tự luận

Kể lại toàn bộ câu chuyện 

Câu 12:
Tự luận

Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì? 

Câu 13:
Tự luận

Để học tập tốt

     Để học tập tốt, học sinh chúng mình phải thật khỏe mạnh. Vậy cần làm gì để có sức khỏe tốt?

- Bạn hãy bổ sung lịch tập thể dục, thể thao vào thời gian biểu. Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 30 phút để ra ngoài trời tập thể dục hay chơi các môn thể thao như chạy, đá bóng, cầu lông,…

- Ngoài giờ học, bạn có thể nghe vài bản nhạc, xem một bộ phim,… để thư giãn. Nhưng bạn tránh sa vào các trò chơi giải trí mà quên luôn việc học nhé!

- Bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, đậu nành, bí đỏ, rau củ, trái cây,… để bồi bổ cho cả cơ thể lẫn trí não. 

- Ngồi học quá lâu khiến bạn kém tập trung, đau vai, đau lưng. Sau khoảng một tiếng ngồi học, bạn nhớ đứng dậy vươn vai, tập vài động tác thể dục để cơ thể thoải mái và tránh nhức mỏi. 

Xếp các biện pháp bảo vệ sức khỏe nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp:

Tập luyện

Thư giãn

Ăn uống

 

Câu 14:
Tự luận

Tóm tắt một biện pháp được liệt kê trong bài đọc bằng một câu ngắn (khoảng 5-10 tiếng)

Câu 15:
Tự luận

Vì sao bài đọc được đặt tên là 'Để học tập tốt'? 

Câu 16:
Tự luận

Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khỏe. 

 

Câu 17:
Tự luận

 Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a, Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.

b, Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.

c, Mấy chú bé đi tìm chỗ bắc bếp, thổi cơm. 

 

Câu 18:
Tự luận

Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì? 

Câu 19:
Tự luận

Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vòng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon như màu vàng của nắng mùa thu.

 

Câu 20:
Tự luận

Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Xác định chủ ngữ của câu đó. 

 

Câu 21:
Tự luận

Đọc bức thư sau: 

Nam Định, ngày 22 tháng 12 năm 2022

      Dì yêu quý!

      Được tin dì đoạt Huy chương Bạc môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao toàn quốc, cháu rất vui. Cháu xin chúc mừng dì! Dì là niềm tự hào của cả gia đình đấy ạ. Bố cháu còn nói là dì đã về Trung tâm Thể thao để chuẩn bị cho SEA Games sắp tới.

      Dì ơi, ở Trung tâm, điều kiện sinh hoạt và tập luyện có tốt không ạ? Dì luyện tập có vất vả lắm không? Cháu mong dì giữ gìn sức khoẻ để đạt thành tích thi đấu cao hơn nữa và để cả nhà yên tâm.

      Về phần mình, cháu vẫn đi bơi đều đặn. Chỗ cháu bơi có nước ấm. Mẹ cháu thường bảo: “Con noi gương dì, chăm chỉ tập luyện nhé!”.

       Cháu kính chúc dì luôn mạnh khoẻ và tập luyện tốt để sắp tới đoạt được Huy chương Vàng.

Cháu của dì

Trang 

Hiền Trang

Trả lời câu hỏi:

a, Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai, để làm gì?

b, Bức thư gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

c, Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang như thế nào?

Câu 22:
Tự luận

Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó. 

Câu 23:
Tự luận

Chọn đường

     Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu. Cậu được một vị hòa thượng đưa về nuôi. Ở chùa, cậu ngày đêm dùi mài kinh sử để chuẩn bị đi thi. 

     Thế rồi, tai họa bỗng ập đến. Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người. Trước cảnh ấy, Bá Tĩnh không còn lòng dạ nào để nghĩ đến việc thi cử nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bá Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc cứu người. Cậu quên ăn, quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc. Nhưng, ngay cả những thầy thuốc nổi tiếng bấy giờ cũng đều bó tay, một thầy thuốc tự học như cậu thì làm gì được! 

     Rồi dịch bệnh qua đi. Bá Tĩnh được tin năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ. Cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi thi. Ngay kỳ thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng. Ngày các tân khoa vào chầu vua, nhà vua hỏi ông:

- Trẫm nghe nói khanh đã dày công thu góp được nhiều phương thuốc hay. Trẫm muốn cho khanh làm ngự y. Ý khanh thế nào?

- Muôn tâu Hoàng thượng – Bá Tĩnh đáp – Được Hoàng thượng giao cho việc lớn, thần xin tạ ơn. Nhưng thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi. 

Đức vua không quở trách mà rất hài lòng:

- Khanh chăm lo cho thần dân của trẫm cũng là lo cho trẫm rồi. 

     Từ đó, Bá Tính dốc hết sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản. Ông được coi là ông tổ của ngành thuốc Nam.

Đọc hiểu:

Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào? 

 

Câu 24:
Tự luận

Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc? 

Câu 25:
Tự luận

Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kỳ thi tiến sĩ? 

 

Câu 26:
Tự luận

Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn? 

 

Câu 27:
Tự luận

Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh? 

 

Câu 28:
Tự luận

Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân (thầy cô, bạn bè hoặc một người khác).

Câu 29:
Tự luận

Lập dàn ý cho bức thư của em:

Mở đầu:

+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư

+ Lời chào

+ Lời tự giới thiệu ( nếu cần)

+ Lí do viết thư

Nội dung chính:

- Lời thăm hỏi:

+ Chúc mừng thành tích hoặc chia sẻ về chuyện không may của người nhận thư.

+ Hỏi thăm tình hình hiện tại của người nhận thư.

- Thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân:

+ Sức khỏe

+ Kết quả học tập, rèn luyện.

Kết thúc:

+ Lời chúc

+ Chữ ký và tên của người gửi thư.

Câu 30:
Tự luận

Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên. 

 

Câu 31:
Tự luận

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe hoặc về những người làm nghề y.

Câu 32:
Tự luận

Trao đổi về nội dung câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

b, Theo em chúng ta nên làm gì để có sức khỏe tốt?

Câu 33:
Tự luận

Bài đọc:

Buổi sáng đi học

Tay chải răng thật kĩ

Mặt sáng trưng nụ cười

Cái miệng mới thủ thỉ

Đã thơm tiếng thơm lơi!

 

Khéo chia mớ tóc rối 

Thành hai bím thật xinh

Soi gương

           Đẹp

           Đẹp quá!

Mình càng thêm yêu mình. 

 

Nào, ta cùng tới trường

Vẫn đường quen, lối thuộc 

Đèn xanh mấy ngã tư

Dõi nhìn theo từng bước.

 

“Ma ra tông” mối sáng 

Xuất phát từ tinh sương

Miệng hát và chân sải

Vạch đích là cổng trường.

 

Buổi chào cờ hòa giọng

Cả trường cùng hát hay

Ai thuộc bài? Cô hỏi

Cả lớp cùng giơ tay

Đọc hiểu:

Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường? 

 

Câu 34:
Tự luận

Qua khổ thơ 1,2 em hình dung bạn ấy như thế nào? 

 

Câu 35:
Tự luận

Em hiểu câu thơ 'Đèn xanh mấy ngã tư/ Dõi nhìn theo từng bước' như thế nào? 

Câu 36:
Tự luận

Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ? 

 

Câu 37:
Tự luận

Tìm chủ ngữ trong các câu sau: 

Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên vào rừng. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những chén rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.

Câu 38:
Tự luận

Đặt câu nói về bức tranh sau:

a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.

b, Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật.

c, Một câu nói về hoạt động của con người.

Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.

Câu 39:
Tự luận

Đọc và làm bài tập “Nghìn thang thuốc bổ”

Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng:

A. Năm 1954.

B. Năm 1960.

C. Năm 1969.

D. Năm 1975.

 

Câu 40:
Tự luận

Em hiểu vì sao Bóc Hồ đến thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân trước khi tới phòng học? tìm các ý đúng:

A. Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

B.  Bác muốn biết bệnh nhân được chữa bệnh thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

C.  Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

D.  Bác muốn tặng hoa cho người giữ xe nhiều tuổi nhất trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

Câu 41:
Tự luận

Theo em, vì sao bệnh nhân nói: 'Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ.' Tìm các ý đúng.

A. Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ với bệnh nhân.

B. Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.

C. Vì món quà ấy giúp bệnh nhân bồi bổ sức khỏe.

D. Vì món quà ấy rất đắt tiền.

Câu 42:
Tự luận

Tìm chủ ngữ trong câu sau:

Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.

 

Câu 43:
Tự luận

Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?