Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Trò chơi: Gọi cho ai? Nói gì?

Em sẽ gọi số điện thoại nào để bảo tin trong các tình huống sau?

a) Em nhìn thấy một đám khói bốc lên ở toà nhà đối diện.

b) Em nhìn thấy một cụ già mệt lả, ngất xỉu bên đường.

c) Em thấy một chiếc cặp trên hè phố.

Câu 2:
Tự luận

Em sẽ nói gì với người nghe điện thoại trong mỗi tình huống trên?

Câu 3:
Tự luận

Bài đọc 1: 32 phút giành sự sống

* Nội dung bài 32 phút giành sự sống: Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường

32 phút giành sự sống

17 giờ ngày 20-7, điện thoại của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy réo vang: “Ngõ 581 có cháu bé bị kẹt ở khe tường.'. Lập tức, hai xe chuyên dụng màu đỏ nối đuôi nhau lên đường.

17 giờ 31 phút, xe đến nơi. Các chiến sĩ hối hả đi vào con ngõ nhỏ. Một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt ở một khe tưởng rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà. Cháu bé kẹt ở đó đã hơn một ngày, dẫm đủ ba trận mưa, lúc đó người nhà mới tìm thấy.

Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường. Trong tiếng giật chồi tại của máy khoan cắt, người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Mỗi mảng vữa, gạch rơi ra đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay để không làm tổn thương cháu bé.

17 giờ 49 phút, một mảng tường được mở, cảnh tay cháu bé lộ ra. Hai người lĩnh cẩn trọng lựa vị trí mũi khoan như bác sĩ làm phẫu thuật, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.

Đúng 18 giờ 3 phút, viên gạch cuối cùng rơi xuống. Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp, đỡ lấy đầu cháu bé. Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu, nhích từng chút một. Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân. Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng, chạy ra xe cứu thương. Người lĩnh áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của châu: “Châu khất! Châu đối!'.

Sau 32 phút nghẹt thở, các chiến sĩ đã cứu được bé trai, trả lại cho bé nụ cười ấm áp, đem niềm vui, niềm tin yêu đến cho mọi người.

Theo THANH LAM

Đọc hiểu

Vì sao các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy phải khẩn cấp lên đường?

Câu 4:
Tự luận

Em nhỏ bị nạn trong tình huống như thế nào?

Câu 5:
Tự luận

Các chiến sĩ đã hành động khẩn trương và cẩn trọng như thế nào để cứu em nhỏ?

Câu 6:
Tự luận

Điều gì trong cách tường thuật của tác giả khiến em hồi hộp theo dõi sự việc?

Câu 7:
Tự luận

Bài đọc gợi cho em suy nghĩ gì về các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy?

Câu 8:
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Câu 9:
Tự luận

Viết vào phiếu đọc sách:

Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tĩnh cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).

Câu 10:
Tự luận

Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.

Câu 11:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 để sau:

a) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109).

b) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113).

Gợi ý

– Em sẽ giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?

– Ở phần thân đoạn, em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?

– Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?

Câu 12:
Tự luận

Bình chọn những đoạn văn hay.

Câu 13:
Tự luận

Trao đổi về một câu chuyện (hoặc bài thơ) đã học, đã đọc hoặc được nghe kể về các cô chú công an (cảnh sát).

(M) câu chuyện trong bài đọc 32 phút giành sự sống.

Câu 14:
Tự luận

Trao đổi về một việc mà em (hoặc bạn em) đã làm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân hoặc những người xung quanh.

(M) Gặp một em bé bị lạc trong siêu thị, bạn em dẫn em bé đến gặp bác bảo vệ để nhờ giúp đỡ.

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Câu 15:
Tự luận

Bài đọc 2: Chú công an

* Nội dung bài Chú công an: Bài thơ kể về lực lượng công an nhân dân, những công việc hàng ngày mà các chú vẫn đang làm để bảo vệ an ninh trật tự xã hội

Chú công an

Vầng trăng trên trời vằng vặc

Soi đường tuần tra đêm nay

Những vì sao lấp lánh bay

Tinh nghịch đậu vai các chú.

 

Nhà nhà chìm vào giấc ngủ

Hoa cau dịu toả hương lãnh

Các chú thức cùng đom đóm

Qua đêm dài tới bình minh.

 

Ai vắng nhà quên khoá cửa

Chú nhắc giữ gìn an ninh

Xóm nào xảy ra tranh cãi

Chú đến hoà giải phân minh.

 

Những hộ neo đơn, nghèo khó

Chú luôn thăm hỏi ân cần

Thanh niên có anh ngỗ ngược

Chú gặp, khuyên răn tận tình.

 

Cảnh phục tươi như sắc nắng

Quân hàm thắm đỏ màu hoa

Ai cũng cảm ơn các chú

Giữ bình yên cho mọi nhà.

PHẠM VĂN ANH

Câu hỏi

Hình ảnh các chú công an tuần tra ban đêm đẹp và cảm động như thế nào?

Câu 16:
Tự luận

Những việc làm của chú công an ở khổ thơ 3 và 4 thể hiện điều gì?

Câu 17:
Tự luận

Các hình ảnh so sánh trong khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của người dân đối với chú công an?

Câu 18:
Tự luận

Nêu tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ

Câu 19:
Tự luận

Các từ in đậm trong những câu sau có tác dụng gì? Các từ này có gì khác với những kết từ mà em đã học ở bài trước?

a) Nếu chúng ta chịu khó để ý thì sẽ nhận ra mùa nào cũng có hoa nở chứ không chỉ mùa xuân.

TÔ HOÀI

b) Tuy bốn mùa đều phủ lên mình một màu xanh nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.

Theo THI SẢNH

c Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho con người còn là một liều thuốc trường sinh.

MINH KHÔI

d) muốn có cuộc sống yên tĩnh, gần với thiên nhiên hơn, nên ông bà tôi đã rồi thành phố về quê.

HẠNH NHI

Câu 20:
Tự luận

Tìm kết từ phù hợp để thay kí hiệu âu trong mỗi câu sau:

hễ... là...

không chỉ... mà còn...

nhờ…. mà…

 

a) Cao Bá Quát … viết chữ đẹp … nổi tiếng về tài văn thơ.

Theo TRƯỜNG CHÍNH – ĐỖ LÊ CHÂN

b) … phục hồi rừng ngập mặn …ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.

PHAN NGUYÊN HỒNG

c) … có con bọ xít nào… chú cháu bé Trang lại bắt cho gà ăn, kẻo bọ xít cần đau cây.

PHONG THU

Câu 21:
Tự luận

Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc em đã học; trong đoạn văn có ít nhất một câu sử dụng cặp kết từ. Chỉ ra cặp kết từ ấy.

Câu 22:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh.

b) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Gợi ý

– Ý kiến của em như thế nào (đồng tình hay không đồng tình).

– Lí do đồng tình (hay không đồng tình) của em là gì?

– Em sẽ khẳng định lại điều gì ở câu kết đoạn?

Câu 23:
Tự luận

Bình chọn những đoạn văn hay.

Câu 24:
Tự luận

Bài đọc 3: 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình

* Nội dung bài 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình: Bài đọc đưa ra một số quy tắc nên làm và không nên làm hoặc cần là gì khi ở nhà một mình

10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình

1. Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.

2. Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.

3. Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.

4. Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).

5. Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).

6. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).

7. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).

8. Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.

9. Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng).

10. Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.

Theo THU HÀ

Câu hỏi

Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?

Câu 25:
Tự luận

Những việc gì em cần làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình?

Câu 26:
Tự luận

Em đã thực hiện được những điều nào trong 10 quy tắc trên?

Câu 27:
Tự luận

Có những điều nào em chưa thực hiện được? Vì sao?

Câu 28:
Tự luận

Các bức tranh minh hoạ trong bài có tác dụng gì?

Câu 29:
Tự luận

Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống.

Gợi ý

- Chú bé có tài mở khoá (Nguyễn Quang Thân)

- Chú công an đường phố (Nguyễn Thị Bích Nga)

- Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng (Nguyễn Thị Vi Khanh)

- Cẩm nang phòng tránh tai nạn, thương tích (Nguyễn Hương Linh, Dương Thuỷ Ly)

Câu 30:
Tự luận

Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:

a) Tác phẩm đó nói lên điều gì?

b) Theo em, mỗi người phải làm gì để cuộc sống được an toàn, bình yên?

Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Câu 31:
Tự luận

Bài đọc 4

Cao bằng

(Trích)

Cao Bằng, rõ thật cao!

Rồi dần bằng bằng xuống

Đầu tiên là mận ngọt

Đón mỗi ta dịu dàng.

 

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiển như suối trong.

 

Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước.

Sâu sắc người Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào.

 

Bạn ơi có thấy đâu

Cao Bằng xa xa ấy

Vì ta mà giữ lấy

Một dải dài biên cương.

TRÚC THÔNG

 

 

Câu hỏi

Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp hiền hậu, chất phác của người dân Cao Bằng?

Câu 32:
Tự luận

Tác giả mượn hình ảnh núi suối để thể hiện cảm nhận gì về lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

Câu 33:
Tự luận

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Câu 34:
Tự luận

Em có cảm nghĩ gì về ý nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ?

Câu 35:
Tự luận

Tìm nghĩa ở bên B phù hợp với mỗi từ ở bên A:

Câu 36:
Tự luận

Xếp các từ có chứa tiếng an thành hai nhóm:

an nhàn, bình an, an toàn, an bài, an tâm, an ủi, an dưỡng, an ninh

a) an có nghĩa là yên ổn, ổn định.

(M) an nhàn

 b) an có nghĩa là làm cho yên ổn, ổn định.

(M) an ủi

Câu 37:
Tự luận

Tìm từ thích hợp ghép vào trước hoặc sau các từ an ninh, an toàn

(M) – giữ vững an ninh

     – An toàn giao thông

Câu 38:
Tự luận

Viết một đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông.

Câu 39:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 để sau:

Đề 1: Viết đoạn văn kể lại một việc em (hoặc các bạn) đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở. Minh hoạ bằng tranh em về (hoặc tranh ảnh sưu tầm).

Gợi ý

Câu 40:
Tự luận

Đề 2: Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chủ) công an giúp đỡ người dân (hoặc bảo vệ an ninh, trật tự) mà em được chứng kiến (hoặc nghe kể). Minh hoạ bằng tranh em về (hoặc tranh ảnh sưu tầm).

Gợi ý

Câu 41:
Tự luận

Tự đánh giá

Sang đường

Tan học, Thắng đón em Quỳnh ở của lớp 1C. Hai anh em đi bộ dọc vỉa hè, đến ngã tư thì dừng lại. Thắng nhìn thấy một bà cụ tóc bạc phơ, một tay chống gậy, một tay bám chặt cô cảnh sát giao thông, chậm rãi bước từng bước sang đường.

Mải nhìn cô công an dắt bà cụ, Thắng không để ý tín hiệu đèn giao thông đã chuyển màu vàng, nên cứ thế nắm tay Quỳnh qua đường. Đến giữa ngã tư, thấy đèn vàng nhấp nháy, đèn đỏ bật lên, Thắng hốt hoảng kéo tay em chạy ù sang bên kia đường. Quỳnh tuột tay anh, sợ quá, khóc toáng lên. Nhưng lúc ấy, dòng xe đã tấp nập nối đuôi nhau đến giữa ngã tư rồi. Thắng không thể chạy lại đồn Quỳnh. Em toát hết cả mỗ hãi vì vừa sợ vừa ăn hận khi bỏ lại em gái một mình. Em đang lo lắng không biết làm cách nào thì cô công an đã rảo bước, vượt qua dòng xe cộ nườm nượp, tiến đến chỗ Quỳnh. Cô khế củi xuống nói nhỏ điều gì, rồi dắt Quỳnh sang đường. Quỳnh chạy lại, ôm chầm lấy anh, mếu máo:

– Em bắt đền anh!

– Anh xin lỗi Quỳnh nhé! Tại anh, lỗi tại anh...

Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiền lại bên Thắng và Quỳnh, nhẹ nhàng bảo:

– Các con nhớ là khi đi qua ngã tư, không được vượt đèn vàng, không được vượt đèn đỏ nhé! Nguy hiểm lắm! Nhớ lời cô dặn chưa nào?

Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói:

– Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé!

Thắng lí nhí cảm ơn cô. Hai anh em nhìn theo cô công an trong nắng đỏ chiều hè, đang trở lại ngã tư đường để điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn.

THUẬN KHANG

Câu hỏi và bài tập

Cô công an trong câu chuyện trên đã làm những gì để giúp đỡ người dân và đảm bảo an toàn giao thông? Tìm các ý đúng:

a) Cô đón em Quỳnh ở cửa lớp 1C.

b) Cô giúp đỡ cụ già và em nhỏ sang đường.

c) Cô dặn dò hai anh em Thắng về cách sang đường an toàn.

d) Cô điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn.

Câu 42:
Tự luận

Sau sự việc xảy ra với hai anh em, Thắng nên rút ra bài học gì? Tìm các ý đúng:

a) Khi sang đường, nên tập trung chú ý tín hiệu đên giao thông.

b) Khi sang đường, không được vượt đèn đỏ, đèn vàng.

c) Khi dắt em, không được buông tay em giữa đường.

d) Khi sang đường, cần chậm rãi bước từng bước.

Câu 43:
Tự luận

Câu cuối bài đọc nói lên điều gì? Tìm các ý đúng:

a) Thể hiện tình cảm quý mến của hai anh em Thắng với cô công an.

b) Nói lên sự tận tuy, luôn hết lòng với công việc của cô công an.

c) Thể hiện tình cảm của cô công an với hai anh em Thắng.

d) Khắc hoa hình ảnh đẹp của cô công an giao thông.

Câu 44:
Tự luận

Tìm kết từ trong các câu sau:

a) Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiến lại bên Thắng và Quỳnh.

b) Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói: “Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé!”.

Câu 45:
Tự luận

Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện trên.

Câu 46:
Tự luận

Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Câu 47:
Tự luận

Em cần cố gắng thêm về mặt nào?