BÀI ÔN TẬP RÈN LUYỆN LÝ THUYẾT TỔNG HỢP MÔN HÓA HỌC (P11)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(2) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ đều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Khi cho Al vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
(5) Hỗn hợp Al2O3 và Na (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Cho các phát biểu sau:
1. Lưu huỳnh đioxit dùng để sản xuất H2SO4, tẩy trắng giấy, bột giặt, chất chống nấm,...
2. Trong công nghiệp, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng H2SO4 với Na2SO3
3. Lưu huỳnh trioxit là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric.
4. Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng thực tế.
5. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hoá lưu huỳnh đioxit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Có mấy phát biểu sai?
(1) Trong dung dịch, amino axit chủ yếu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
(2) Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
(3) Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(4) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.
(5) Chất béo lỏng có khả năng làm mất màu nước Br2.
(6) Cho ancol etylic tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch xanh thẫm.
(7) Hiđro hoá hoàn toàn triolein tạo ra chất béo rắn.
(8) Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ sôi của cao hơn .
B. Hợp chất Y có đồng phân hình học.
C. Phân tử có 6 nguyên tử hiđro.
D. là hợp chất hữu cơ tạp chức
Cho các polime: polietilen, tơ visco, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, tơ olon, polibutađien. Có bao nhiêu polime là polime tổng hợp?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Trong các phát biểu sau:
(1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền.
(2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl2.
(3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng.
(4) Muối Cr (III) có cả tính oxi hoá và tính khử.
(5) CrO3 là một loại oxit bazơ.
Số phát biểu đúng là:
A. (1), (2) và (5).
B. (1), (3) và (4).
C. (2) và (5).
D. (3) và (4).
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt cháy bột sắt trong khí Cl2, dư.
(2) Cho bột sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
(3) Cho bột sắt vào dun dịch AgNO3 dư.
(4) Cho bột Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(5) Cho bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl dư.
Số thí nghệm thu được muối Fe (III):
A. 5.
B. 2.
C. 4. D. 3.
D. 3.
Cho dãy các chất: CaO,CrO, Cr2O3, BaCO3, Na, K2O. Số chất trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường là:
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Cho dãy các chất: Cu, CaCO3, Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng được với H2SO4 (loãng) là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Cho các phát biểu sau:
(1) Oxi có số hiệu nguyên tử là 8, thuộc nhóm VIA, chu kì 3.
(2) Trong điều kiện bình thường, phân tử oxi có liên kết cộng hoá trị không phân cực.
(3) Khí oxi không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
(4) Khí oxi tan nhiều trong nước.
(5) Trong các hợp chất, oxi luôn có số oxi hoá – 2.
(6) Oxi tác dụng nhiều với hợp chất vô cơ và hữu cơ, các kim loại Au, Pt,... và các phi kim.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Cho các este: etyl format (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (3), (4), (5).
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một đinh Fe vào dung dịch Ni(NO3)2.
(3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Fe với một dây Cu rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chỉ chứa đầy khí O2.
(6) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên thì các thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hoá học là:
A. (2), (3), (4), (6).
B. (2), (4), (6).
C. (1), (3), (5).
D. (1), (3), (4), (5).
Cho các phương trình phản ứng hoá học sau (các phản ứng đều ở điều kiện thường và xúc tác thích hợp):
Phát biểu nào sau đây là sai:
A. X có 8 nguyên tử H trong phân tử.
B. X2 rất độc không được sử dụng để pha vào đồ uống.
C. X1 tan trong nước tốt hơn so với X.
D. X5 có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(2) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(6) Cho dung dịch CrO3 vào dung dịch HCl.
(7) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch BaCl2.
Số thí nghiệm có phản ứng hoá học xảy ra là:
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Cho các chất sau:
(I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
(II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
(III) H2N-CH(CH3)- CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
Chất nào là tripeptit?
A. I.
B. II.
C. I, II.
D. III.
Cho các polime sau: sợi bông (1), tơ tằm (2), sợi đay (3), tơ enang (4), tơ visco (5), tơ axetat (6), nilon-6,6 (7). Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là?
A. 5, 6, 7.
B. 1, 2, 3, 5, 6.
C. 1, 3, 5, 6.
D. 1, 2, 5, 7.
Cho các phát biểu sau về cacbonhiđrat:
(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, đều thu được glucozơ.
(5) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(7) Aminozơ có liên kết - 1,6 - glicozit trong phân tử.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Cho các dung dịch: Br2, KMnO4 trong H2SO4 loãng, NH3, K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. Số dung dịch trong dãy có thể phân biệt được 2 dung dịch riêng biệt FeSO4 và Fe2(SO4)3 là:
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân NaCl nóng chảy.
(2) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(3) Cho mẩu K và dung dịch AlCl3.
(4) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(6) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2.
B. Chất Y có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.
D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3.
Hoà tan vừa hết Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Hãy cho biết những chất sau đây: (1) Cu, (2) Fe, (3) Ag, (4) Ba(OH)2, (5) KCl, (6) khí H2S. Có bao nhiêu chất phản ứng với dung dịch X?
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn và dung dịch AgNO3.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.
(5) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm tạo ra kim loại:
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu dư vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(5) Nhiệt phân MgCO3.
(6) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm có tạo ra kim loại là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện. + Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt trong dãy nào sau đây thoả mãn các thí nghiệm trên là:
A. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.
B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
C. AlCl3, AgNO3, KHSO4.
D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
Cho các phát biểu sau:
(1) Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng các nhiệt phân KMnO4 (rắn), KClO3 (rắn),...
(2) Chưng cất phân đoạn không khí lỏng là phương pháp duy nhất điều chế oxi trong công nghiệp.
(3) Khí ozon không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
(4) Ozon có tính oxi hoá rất mạnh và mạnh hơn cả ozon.
(5) Ozon oxi hoá hầu hết các kim loại kể cả Au, Pt.
(6) Ở điều kiện bình thường, oxi và ozon có thể oxi hoá bạc thành bạc oxit.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(2) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.
(3) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(4) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Cho các phát biểu sau:
(1) Crom bền trong không khí do có màng oxit bảo vệ.
(2) Ở nhiệt độ thường, crom (III) oxit là chất rắn, màu lục thẫm.
(3) Crom (III) hiđroxit có tính lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và kiềm mạnh.
(4) Trong dung dịch H2SO4 loãng, ion cromat chuyển thành ion đicromat.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
(2) Sục khí CO2 dư vào dung dich K[Al(OH)4] hoặc KAlO2.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho hỗn hợp Al và Na (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.
(5) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ozon dùng để chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
(2) Ozon có thể làm cho không khí trong lành nhưng cũng có thể gây hại cho con người.
(3) Lưu huỳnh thuộc nhóm VIA, chu kì 3, số hiệu nguyên tử là 16.
(4) Lưu huỳnh thuộc nhóm VIA, chu kì 3, số hiệu nguyên tử là 6.
(5) Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua.
(6) Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với khí hiđro tạo thành khí hiđro sunfua.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Cho dãy các chất sau: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(2) Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất hữu cơ có hai loại nhóm chức.
(3) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
(4) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(5) Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện.
(6) Amilozơ là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(7) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
(8) Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen)
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Cho các nhận định sau:
(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.
(6) Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước cứng toàn phần.
(7) Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, xà phòng.
(8) Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
(9) Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
Số nhận định đúng là:
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây là:
(1) Peptit chứa từ hai gốc aminoaxit trở lên thì có phản ứng màu biure.
(2) Tơ tằm là loại tơ tự nhiên.
(3) Ứng với CTPT C3H7O2N có hai đồng phân aminoaxit.
(4) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hoá học.
(5) Điều chế poli (vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancolvinylic.
(6) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin.
(7) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh.
(8) Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
(9) Các hợp chất peptit bên trong môi trường bazơ và môi trường axit.
(10) Axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính.
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây là:
(1) CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.
(2) Trong các hợp chất, crom có số oxi hoá đặc trưng là +2, +3 và +6.
(3) Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
(4) Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).
(5) Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
(6) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(7) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
(8) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8
Cho các phát biểu sau về cacbomhiđrat:
(1) Glucozơ và sccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(3) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.
(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sục dần dần khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAlO2 thấy xuất hiện kết tủa trắng và sau đó kết tủa tan dần, dung dịch trở thành trong suốt.
(2) Có thể dùng dung dịch Na2CO3 để làm mềm tất cả các loại nước cứng.
(3) Phèn chua được dùng là chất làm trong nước, khử trùng nước, dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy. Phèn chua có công thức hoá học là KAl(NO3)2.
(4) Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về anot còn các ion dương (cation) di chuyển về catot.
(5) Khi điện phân dung dịch HCl (điện cực trơ, không có màng ngăn xốp) thì sản phẩm thu được gồm H2 và nước Gia-ven.
(6) Phương pháp thuỷ luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử yếu, phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế những kim loại có tính khử trung bình.
(7) Kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr, Ag. Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ ngân tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác.
(2) Lưu huỳnh có thể tác dụng với halogen như flo, clo.
(3) Phần lớn lưu huỳnh được ứng dụng để lưu hoá cao su công nghiệp.
(4) Trong tự nhiên, lưu huỳnh chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(5) Hiđro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối và rất độc.
(6) Khí H2S nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit.
(7) Hiđro sunfua có tính khử mạnh.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4
Trong các thí nghiệm sau:
(1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit.
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đốt nóng.
(4) Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.
(6) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
(7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.
(8) Cho NH3 vào bình định CrO3.
(9) Cho luồng H2 đi qua ống sứ nung nóng chứa ZnO và MgO.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong điều kiện thường, dung dịch H2S tiếp xúc với O2 trở nên vẩn đục màu vàng.
(2) Khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu vàng nhạt.
(3) Trong công nghiệp, người ta sản xuất khí H2S bằng cách cho axit HCl tác dụng với FeS.
(4) Khí sunfuro là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
(5) Lưu huỳnh đioxit là khí độc, tan nhiều trong nước.
(6) Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S có hiện tượng vẩn đục màu xanh.
(7) Dẫn khí SO2 vào dung dịch brom có hiện tượng mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 7.
C. 6.
D. 4.