BÀI ÔN TẬP RÈN LUYỆN LÝ THUYẾT TỔNG HỢP MÔN HÓA HỌC (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các cặp chất sau:

(1) NaAlO2 và HCl;                         

(2) NaOH và NaHCO3;           

(3) BaCl2 và NaHCO3;

(4) (NH2)2CO và Ca(OH)2;               

(5) Ba(A1O2)2 và Na2SO4;                

(6) PbS và HCl

(7) Ba(HCO3)2 và NaOH.                 

(8) CH3COONH4 và HCl                  

(9) KHSO4 và NaHCO3

(10) CuO + Ct0

Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra (điều kiện phù hợp) là:

A. 9   

B. 10 

C. 8   

D. 7

Câu 2:

Cho dãy các chất: CH2=CHCOOH; CH3COOH; CH2CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2; HCOOCH3. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

A. 2   

B. 5   

C. 3  

D. 4

Câu 3:

Cho các nhận xét sau

(1). Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc. 

 (2). Etanol và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH.

(3). Tính axit của axit fomic mạnh hơn của axit axetic

(4). Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetylete.

(5). Phản ứng của NaOH với etylaxetat là phản ứng thuận nghịch.

(6). Cho anilin vào dung dịch brom thấy có vẩn đục.

Các kết luận đúng là

A. (2), (3), (5), (6).         

B. (1), (2), (4), (5).         

C. (2), (4), (5), (6).         

D. (1), (3), (4), (6)

Câu 4:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(1). Sục khí NH3 vào bột CuO đun nóng    

(2). Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(3). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.                           

(4). Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong

(5). Cho kim loại Mg vào dung dịch FeO3 (dư).                            

(6). Nung muối Ag2S ngoài không khí.

(7). Đun nóng dung dịch bão hòa chứa NH4Cl và NaNO3.

(8). Cho khí NH3 phản ứng với khí Cl2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được đơn chất là

A. 4   

B. 3   

C. 5   

D. 6

Câu 5:

Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(2) Ở nhiệt độ thường, triolein tồn tại ở trạng thái lỏng.

(3) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.

(4) Đốt cháy hoàn toàn etyl fomat thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.

(5) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.

(6) Đốt cháy hoàn toàn ariđehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Số phát biểu đúng là

A. 6   

B. 3   

C. 5   

D. 4

Câu 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư           

(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3              

(4) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2

(5) Nung nóng AgNO3                                                                  

(6) Cho khí CO dư qua FeO nung nóng.

Số thí nghiêm có tạo ra kim loại là

A. 2   

B. 3   

C. 1   

D. 4

Câu 7:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: Fe2(SO4)3, ZnSO4, Ca(HCO3)2, A1Cl3, Cu(NO3)2, Ba(HS)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5   

B. 6   

C. 3  

D. 4

Câu 8:

Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, isopren và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng).

A. 3   

B. 4   

C. 2  

 D. 5

Câu 9:

Cho các phát biểu sau:

(1) Quá trình khử là quá trình thu electron

(2) Phản ứng: AgNO3 + NaCl ® AgCl + NaNO3 thuộc loại phản ứng trao đổi

(3) Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nito vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

(4) Trong phản ứng: Fe + CuSO4 ®  FeSO4 + Cu, Fe đóng vai trò là chất bị khử

Số phát biểu đúng là:

A. 1   

B. 2   

C. 3   

D. 4

Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng phân hủy bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố

(2) Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố luôn thay đổi

(3) Quá trình oxi hóa còn được gọi là sự khử và ngược lại, quá trình khử còn được gọi là sự oxi hóa

(4) Các phản ứng trong pin, ác quy,…, đều là quá trình oxi hóa - khử

Số phát biểu đúng là:

A. 1   

B. 2   

C. 3   

D. 4

Câu 11:

Cho các nhận xét sau:

(1) Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.

(2) Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 thì cơ bản Fe bị ăn mòn điện hoá.

(3) Trong thực tế để loại bỏ NH3 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí Cl2 vào phòng

(4) Khi cho thêm CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.

(5) Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(6) Sục H2S vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 thu được 2 loại kết tủa.

Số nhận xét đúng là:

A. 4   

B. 5   

C. 3   

D. 6

Câu 12:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3,

KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 7   

B. 5   

C. 4   

D. 6

Câu 13:

Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là:

A. 6                           

B. 7                          

C. 5                           

D. 8

Câu 14:

Cho các chất sau: axetilen, phenol, glucozơ, toluen, isopren, axit acrylic, axit oleic, etanol, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A. 7   

B. 6  

C. 4   

D. 5

Câu 15:

Cho các phản ứng sau:

Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất supephotphat kép là

A. (1), (3).   

B. (2), (4).   

C. (2), (3).   

D. (1), (4).

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

(1) NaCl rắn khan và NaOH rắn khan đều không dẫn điện

(2) Cân bằng điện li được xem là cân bằng động

 (3) Quá trình phân li các chất trong nước gọi là sự điện li

(4) Nước cất là dung dịch dẫn điện

(5) Dung dịch saccarozơ không dẫn điện được

Số phát biểu đúng là:

A. 2   

B. 3   

C. 4   

D. 5

Câu 17:

Có 5 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3, Cr2(SO4)3. Nếu thêm dung dịch NaOH dư rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số kết tủa thu được là

A. 4   

B. 2   

C. 3   

D. 1

Câu 18:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước

(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(3) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.

(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag.

(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 3   

B. 4   

C. 6   

D. 5

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(1). Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí Cl2 ở catot.

(2). Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO đun nóng, thu được Fe và Cu.

(3). Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(4). Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại dẫn điện tốt nhất làAg.

(5). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

Số phát biểu đúng là

A. 3   

B. 4   

C. 5   

D. 6

Câu 20:

Tiến hành cảc thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.  

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

(3) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl2.

(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.

(5) Để vật bằng thép trong không khí ẩm.   (6) Đốt cháy dây sắt trong khí clo.

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1   

B. 2   

C. 3   

D. 4

Câu 21:

Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau:

(1). Na2O và Al2O3;                                     (2). Cu và Fe2(SO4)3;

(3). BaCl2 và CuCl2;                                    (4). Ba và NaHSO4

Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 2                           

B. 4                           

C. 1                           

D. 3

Câu 22:

Cho các phản ứng hoá học sau

(1) Al2O3 + dung dịch NaOH ®                  (2) Al4C3 + H2O ®

(3) dung dịch NaAlO2 + CO2 ®                  (4) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 ®

(5) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3 ®     (6) Al + dung dịch NaOH

Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3

A. 5   

B. 3   

C. 2   

D. 4

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

(3) Anđehit tác dụng vói H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.

(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.

(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

(6) Phương pháp hiện đại để sản xuất CH3CHO là oxi hóa không hoàn toàn etilen.

 Số phát biểu đúng là

A. 4   

B. 2   

C. 5   

D. 3

Câu 24:

Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau:

(1) Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH.

(2) Phenol, ancol etylic không phản ứng với NaHCO3

(3) CO2, và axit axetic phản ứng được với natriphenolat và dd natri etylat

(4) Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat

(5) HCl phản ứng với dd natri axetat, natri p-crezolat

Số phát biểu đúng là:

A. 3   

B. 2  

C. 4   

D. 5

Câu 25:

Cho các tính chất sau:

(1) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.

(2) Phân ure được điều chế bằng phản ứng giữa NH3 và CO.

(3) Supephotphat đơn thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2.

(4) Amophot là một loại phân hỗn hợp trong thành phần gồm NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

Số phát biểu đúng là:

A. 1                           

B. 2                           

C. 3                           

D. 4Chỉ có phát biểu (1) là đúng

Câu 26:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.                       

(2) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.

(3) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.               

(4) Đốt bột Fe trong khí oxi.                                 

(5) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 đặc.                            

(6) Nung nóng Cu(NO3)2

(7) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.                           

(8) Nung Ag ngoài không khí

(9) Cho Cr vào dung dịch NaOH đặc, nóng.                                

(10) Để mẩu Na ngoài không khí.

Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là

A. 5   

B. 3   

C. 2   

D. 4

Câu 27:

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.         

B. Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn hóa học.            

C. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.                 

D. Dung dịch amoniac dẫn được điện.

Câu 28:

Chất X bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng tạo ra chất X. Trong các chất C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C6H12O6 (glucozơ), C2H5Cl. Số chất phù hợp với X là

A. 4   

B. 3   

C. 6   

D. 5

Câu 29:

Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đung nóng) tạo ra butan ?

A. 5   

B. 6   

C. 3   

D. 4

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư.

(2) Cho axetanđehit vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

(3) Cho dung dịch axit fomic vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

(4) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.

(5) Nung nóng natri axetat với lượng dư vôi tôi xút.

(6) Cho dung dịch axetic vào lượng dư dung dịch NaHCO3.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 5   

B. 4   

C. 6   

D. 3

Câu 31:

Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là:

A. 4   

B. 3  

C. 2   

D. 5

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 vào dung địch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch X. Trong số các chất sau đây: Cu, K2Cr2O7, BaCl2, NaNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 4   

B. 3   

C. 5   

D. 2

Câu 33:

Cho các dung dịch chứa các chất hữu cớ mạch hở sau: glucozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propạn-1,3-điol, etylen glicol, sobitol, axit oxalic. Số hợp chất đa chức trong dãy có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. 4   

B. 6   

C. 5   

D. 3

Câu 34:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) Cu + HNO3 (đặc) to khí X.               (2) KNO3 to khí Y.

(3) NH4Cl + NaOH to khí Z.       (4) CaCO3 to khí T.

Cho lần lượt các khí X, Y, Z, T đi chậm qua bình đựng dung dịch NaOH dư. Số khí bị hấp thu là

A. 4   

B. 2  

C. 3   

D. 1

Câu 35:

Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 5   

B. 6   

C. 3   

D. 4

Câu 36:

Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly- Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 6   

B. 4   

C. 5   

D. 3

Câu 37:

Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4   

B. 3   

C. 6   

D. 5

Câu 38:

Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z.  

B. X, Z, T.  

C. X, Y, T.  

D. Y, Z, T.

Câu 39:

Cho các phát biểu sau:

(1). Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(2). Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất hữu cơ có hai loại nhóm chức.

(3). Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

(4). Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(5). Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện.

(6). Amilozơ là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.

(7). Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.

(8). Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).

Số phát biểu đúng là?

A. 4   

B. 6   

C. 5  

D. 3