Bài tập Các loại quang phổ cơ bản, nâng cao có lời giải (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là

A. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài.

B. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.

C. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.

D. Tác dụng nhiệt.

Câu 2:

Chọn kết luận sai khi nói về các bức xạ điện từ không nhìn thấy?

A. Tia tử ngoại xuyên vào thủy tinh sâu hơn hồng ngoại do có năng lượng cao hơn.

B. Hồng ngoại là tia dùng để sấy khô thực phẩm.

C. Tia tử ngoại và hồng ngoại đều là sóng điện từ.

D. Tia tử ngoại có tác dụng bảo quản thực phẩm khỏi vi khuẩn.

Câu 3:

Chọn câu phát biểu sai khi nói về đặc điểm của tia tử ngoại

A. có thể làm phát quang một số chất.

B. Không bị thuỷ tinh và nước hấp thụ.

C. có thể gây ra một số phản ứng quang hoá và phản ứng hóa học.

D. Làm ion hoá không khí.

Câu 4:

Tia tử ngoại có bước sóng:

A. không thể đo được.

B. nhỏ hơn bước sóng của tia X.

C. nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.

D. lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn.

C. Tia hồng ngoại là bức xạ màu hồng.

D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường. 

Câu 6:

Chọn phát biểu đúng?

A. Quang phổ của Mặt Trời ta thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ.

B. Mọi vật khi nung nóng đều phát ra tia tử ngoại.

C. Quang phổ của Mặt Trời ta thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch phát xạ.

D. Quang phổ của Mặt Trời ta thu được trên Trái Đất là quang phổ liên tục.

Câu 7:

Tác dụng và tính chất nào sau đây chỉ tia tử ngoại mới có còn tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy không có?

A. tác dụng nhiệt.

B. gây ra hiệu ứng quang điện.

C. bị nước, thuỷ tinh hấp thụ rất mạnh.

D. tác dụng lên kính ảnh.

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại giúp xác định được thành phần hóa học của một vật.

B. Tia tử ngoại có tác dụng làm phát quang một số chất.

C. Tia tử ngoại có tác dụng chữa bệnh còi xương.

D. Mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh.

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lí.

B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.

C. Tia tử ngoại dùng để tìm khuyết tật bên trong vật đúc.

D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

Câu 10:

Các bức xạ có khả năng ion hoá chất khí là

A. sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.

B. tia tử ngoại và tia Rơn-ghen.

C. tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

D. tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.

Câu 11:

Tia tử ngoại phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây?

A. Lò sưởi điện.

B. Hồ quang điên có nhiệt độ trên .

C. Đèn hơi Natri.

D. Những vật được nung nóng ở nhiệt độ thấp hơn

Câu 12:

Tia hồng ngoại được dùng:

A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

D. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại gây ra hiệu ứng quang điện trong (quang dẫn) ở một số chất bán dẫn.

B. Tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng từ 10-9 m đến 380 nm.

C. Tia X là các bức xạ mang điện tích.

D. Tia X tác dụng mạnh lên kính ảnh.

Câu 14:

Khi tăng hiệu điện thế của một ống tia X thêm 40% thì bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống phát ra giảm đi:

A. 12,5%

B. 28,6%

C. 32,2%

D. 15,7%

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen?

A. Đều có tác dụng lên một số loại phim ảnh.

B. Chúng đều có bản chất là sóng điện từ.

C. Chúng có thể gây ra hiện tượng quang điện.

D. Chúng đều bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 16:

Chọn câu phát biểu sai?

A. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn 0,38 m đến cỡ 10-9m.

B. Tia tử ngoại được ứng dụng làm ống nhòm quan sát ban đêm.

C. Tia tử ngoại có bước sóng từ 0,18.10-6 m đến 0,4.10-6 m truyền qua được thạch anh.

D. Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh lý: huỷ diệt tế bào da, làm da sạm nắng, làm hại mắt, diệt khuẩn, diệt nấm mốc,...

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?

A. Tia X phát ra từ đèn điện dây tóc.

B. Tia X là một loại sóng điện từ được phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng.

C. Tia X có khả năng đâm xuyên rất yếu.

D. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại.

Câu 18:

Nội dung nào sau đây là không đúng đối với tia Rơn-ghen?

A. Trong không khí thường tia Rơn-ghen cứng và tia Rơn-ghen mềm có cùng vận tốc.

B. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt càng lớn thì tia Rơn-ghen bức xạ ra có bước sóng càng dài.

C. Tia Rơn-ghen mang năng lượng, khả năng đâm xuyên rất tốt.

D. Tia Rơn-ghen làm hủy diệt tế bào, gây phát quang một số chất.

Câu 19:

Chọn phát biểu đúng?

A. Đặc điểm của quang phổ liên tục là phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hóa học của nguồn sáng.

B. Tia tử ngoại luôn kích thích sự phát quang các chất mà nó chiếu vào.

C. ứng dụng của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt để tiệt trùng nông sản và thực phẩm.

D. Trong các tia đơn sắc: đỏ, cam và vàng truyền trong thủy tinh thì tia đỏ có vận tốc lớn nhất.

Câu 20:

Một tia X (bước sóng 0,20 nm có tần số lớn gấp 160 lần so với một bức xạ tử ngoại (bước sóng ). Giá trị của là;

A.0,125 nm

B.

C. 0,32 nm

D. 0,125 pm