Bài tâp Chính sách Giáo Dục và Đào Tạo, Kha Học và Công Nghệ văn hóa (GDCD 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại là

A. dân số.

B. giáo dục và đào tạo.

C. khoa học và công nghệ.

D. văn hoá.

Câu 2:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay có nhiệm vụ

A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

D. xây dựng và phát triển kinh tế.

Câu 3:

Đảng ta xác định phát triển giáo dục là sự nghiệp của

A. công dân.

B. toàn dân.

C. giáo viên.

D. các cơ quan nhà nước.

Câu 4:

Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo nước ta hiện nay là

A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

D. xây dựng chế độ chính trị.

Câu 5:

Đảng và Nhà nước ta xem giáo dục và đào tạo là

A. quốc sách hàng đầu.

B. quốc sách chiến lược.

C. yếu tố then chốt để phát triển đất nước.

D. nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia.

Câu 6:

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao là

A. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.

B. chính sách của giáo dục và đào tạo.

C. phương hướng của giáo dục và đào tạo.

D. ý nghĩa của giáo dục và đào tạo.

Câu 7:

Công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta vì

A. đảm bảo quyền của công dân.

B. đảm bảo nghĩa vụ của công dân.

C. tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng.

D. để công dân nâng cao nhận thức.

Câu 8:

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là nâng cao

A. dân trí.

B. tinh thần.

C. thể lực.

D. đạo đức.

Câu 9:

Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục - đào tạo là mở rộng

A. quy mô giáo dục.

B. đối tượng giáo dục.

C. nội dung giáo dục.

D. phương pháp giáo dục.

Câu 10:

Giáo dục - đào tạo có vai trò là một trong những

A. động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.

B. cơ sở quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.

C. tiền đề quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.

D. nền tảng quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngiệp hoá hiện đại hoá.

Câu 11:

Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và Nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là

A. động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

B. điều kiện để phát triển đất nước.

C. tiền đề để xây dựng đất nước.

D. mục tiêu phát triển của đất nước.

Câu 12:

Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là

A. bảo vệ Tổ quốc

B. phát triển nguồn nhân lực.

C. giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

D. phát triển khoa học.

Câu 13:

Đâu không phải là nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách.

B. Cung cấp nguồn vốn chủ yếu.

C. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

D. Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ.

Câu 14:

Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học vả công nghệ như thế nào?

A. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.

B. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới.

C. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

D. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

Câu 15:

Đâu là giải pháp cơ bản để đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ?

A. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng.

B. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

C. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến.

D. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.

Câu 16:

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề nào sau đây là quốc sách hàng đầu?

A. Khoa học và công nghệ.

B. Dân số.

C. Quốc phòng an ninh.

D. Văn hoá.

Câu 17:

Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá

A. thể hiện tinh thần yêu nước.

B. tiến bộ.

C. thể hiện tinh thần đại đoàn kết.

D. thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ.

Câu 18:

Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá

A. có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.

B. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. mang bản sắc dân tộc.

D. có tính chất tiên tiến.

Câu 19:

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo là

A. nhiệm vụ của văn hoá.

B. tính chất của văn hoá.

C. ý nghĩa của văn hoá.

D. mức độ của văn hoá.

Câu 20:

Nền văn hoá tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ là lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, tất cả vì 

A. nhân loại.

B. con người.

C. thế giới.

D. dân tộc.

Câu 21:

Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá

A. tạo ra sức sống của dân tộc.

B. thể hiện bản lĩnh dân tộc.

C. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

D. kế thừa truyền thống.

Câu 22:

Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải

A. xoá bỏ tất cả những gì thuộc quá khứ.

B. giữ nguyên truyền thống dân tộc.

C. tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

D. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.

Câu 23:

Để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc cần phải

A. bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

B. bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.

C. kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

D. bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Câu 24:

Nhiệm vụ của văn hóa là

A. giữ nguyên truyền thống của dân tộc.

B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

C. xoá bỏ tất cả những gì đã thuộc về quá khứ.

D. chú trọng tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Câu 25:

Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo?

A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

B. Nâng cao dân trí.

C. Đào tạo nhân lực.

D. Bồi dưỡng nhân tài.

Câu 26:

Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục nước ta?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.

C. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

D. Tăng cường hợp tác thế giới về giáo dục.

Câu 27:

Luật Giáo dục quy định Nhà nuớc và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để người có năng khiếu phát triển tài năng. Điều này thể hiện nội dung nào dưới đây trong phương hướng phát triển giáo dục?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng trong giáo dục.

D. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

Câu 28:

Đối với giáo dục và đào tạo thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài là

A. phương hướng.

B. chính sách.

C. ý nghĩa.

D. thực trạng.

Câu 29:

Đối với giáo dục và đào tạo thì mở rộng qui mô giáo dục; từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp là

A. phương hướng.

B. chính sách.

C. ý nghĩa.

D. thực trạng.

Câu 30:

Đối với giáo dục và đào tạo thì việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng là

A. phương hướng.

B. chính sách.

C. ý nghĩa.

D. thực trạng.

Câu 31:

Đối với giáo dục và đào tạo thì việc xã hội hoá giáo dục: đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập là

A. phương hướng.

B. chính sách.

C. ý nghĩa.

D. thực trạng.

Câu 32:

Đối với giáo dục và đào tạo thì việc phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, đào tạo sau đại học, du học, liên kết đào tạo là 

A. phương hướng.

B. chính sách.

C. ý nghĩa.

D. thực trạng.

Câu 33:

Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta được thể hiện qua phương hướng nào sau đây trong chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Câu 34:

Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục ở nước ta?

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

C. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

D. Tăng cường hợp tác thế giới về giáo dục.

Câu 35:

Nhà nước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lí là thực hiện phương hướng nào sau đây?

A. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

B. Mở rộng quy mô giáo dục.

C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.