Bài tập Chính sách quốc phòng và an ninh có đáp án (GDCD 11)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia thể hiện ở việc:
A. thuờng xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
B. không cần cảnh giác vì tiềm lực quốc phòng của nước ta rất hùng mạnh.
C. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi thấy cần thiết.
D. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi có sự đe dọa trực tiếp bằng vũ lực vào nước ta.
Ý thức trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc:
A. chấp hành pháp luật dân sự là đủ với những công dân không phải là bộ đội.
B. chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.
C. chỉ khi nào nhà nước nhắc nhở mới chấp hành các chính sách quốc phòng và an ninh.
D. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi có sự đe dọa trực tiếp bằng vũ lực vào nước ta.
Nghĩa vụ của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc:
A. không cần thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không có chiến tranh.
B. chỉ thực hiện nghĩa vụ quân sự khi bị bắt buộc.
C. sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. nghĩa vụ quân sự là của nhà nước.
Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc:
A. các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là của nhà nước nên không quan tâm.
B. chỉ tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh khi bị bắt buộc.
C. tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh ở nơi cư trú.
D. không cần tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Niềm tin của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc:
A. tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước.
B. tin tưởng vào sự viện trợ cho quốc phòng từ bên ngoài.
C. tin tưởng vào sự may mắn của công nghiệp quốc phòng nước nhà.
D. chỉ cần tin tưởng vào nền quốc phòng hiện tại là đủ.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
A. chính quyền các cấp.
B. quốc phòng và an ninh.
C. tất cả mọi công dân.
D. quân đội nhân dân.
Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay thì tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc,... chính là sức mạnh bên trong và là nhân tố
A. quyết định.
B. quan trọng.
C. chủ yếu.
D. cơ bản.
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng
A. chủ yếu.
B. quyết định.
C. quan trọng.
D. nòng cốt.
Những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm Hiến pháp, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam được coi là hoạt động
A. xâm phạm an ninh quốc gia.
B. can thiệp từ bên ngoài.
C. chống phá Nhà nước.
D. của các thế lực phản động.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
A. quốc phòng và an ninh.
B. quốc tế.
C. của khoa học và công nghệ.
D. thời đại.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi chúng ta phải kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng với sức mạnh của lực lượng và thế trận
A. chiến tranh nhân dân.
B. an ninh.
C. quốc phòng toàn dân.
D. biên phòng.
Những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tinh thần và sức mạnh vật chất của dân tộc là
A. sức mạnh dân tộc.
B. sức mạnh thời đại.
C. sức mạnh tinh thần.
D. sức mạnh thể chất.
Sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới là
A. sức mạnh dân tộc.
B. sức mạnh thời đại.
C. sức mạnh tinh thần.
D. sức mạnh thể chất.
Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh?
A. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
D. Kết hợp quốc phòng với an ninh.
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh?
A. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng.
C. Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
D. Duy trì sự kết hợp giữa kinh tế xã hội với quốc phòng.
Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh?
A. Kết hợp quốc phòng với an ninh.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội.
D. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc.
Nội dung nào dưới đây là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh?
A. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh.
B. Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng.
D. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
A 20 tuổi, có tên trong danh sách gọi nhập ngũ của địa phương năm 2017. Bố và mẹ A không muốn cho con trai thực hiện nghĩa vụ vì A đang làm cho công ty B với thu nhập khá cao nên đã “xin” cho A được miễn nhập ngũ. Trong trường hợp này, việc làm của bố và mẹ A là
A. cản trở chủ trương của địa phương.
B. thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân.
C. bảo vệ quyền lao động chính đáng của con.
D. vi phạm chính sách quốc phòng và an ninh.
Thấy người lạ vào xóm của mình phát tài liệu và tuyên truyền về tôn giáo lạ, K đã báo cho chính quyền địa phương. Việc làm của K là
A. không cần thiết vì không liên quan đến mình.
B. không cần thiết vì không biết người lạ có vi phạm hay không.
C. cần thiết để góp phần bảo vệ an ninh thôn xóm.
D. cần thiết để chứng tỏ bản lĩnh.