Bài tập Dòng điện xoay chiều mức độ thông hiểu có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha? 

A. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha 

B. Biến đổi điện năng thành năng lượng khác 

C. Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay. 

D. Có hai bộ phận chính là roto và stato.

Câu 2:

Biết i, I, I0 lần lượt là giá trị tức thời, giá trị hiệu dụng, giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều đi qua một điện trở thuần R trong thời gian t (t >> T, T là chu kì dao động của dòng điện xoay chiều). Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở được xác định theo công thức

A. Q=Ri2t  

B.Q=RI024t

C. Q=RI22t

D. Q=RI022t

Câu 3:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số 

A. bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato. 

B. lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato. 

C. có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato, tùy vào tải. 

D. nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây stato.

Câu 4:

Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi 

A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp. 

B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp.

C. Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp.  

D.Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp.

Câu 5:

Dòng điện xoay chiều ba pha là hệthống ba dòng điện xoay chiều hình sin có cùng tần số, cùng biên độ và từng đôi một lệch pha nhau một góc

A.2π3

B. π2

C. π3 

D. π6

Câu 6:

Cho dòng điện xoay chiều có cường đội = 5cos100πt A đi qua một điện trở50 Ω. Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở trong thời gian 1 phút là

A. 24000 J 

B. 12500 J 

C.37500 J 

D. 48000 J

Câu 7:

Trong truyền tải điện năng đi xa bằng máy biến áp. Biết cường độ dòng điện luôn cùng pha so với điện áp hai đầu nơi truyền đi. Nếu điện ápởnơi phát tăng 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây giảm 

A. 200 lần 

B. 40 lần 

C. 400 lần 

D. 20 lần

Câu 8:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần và điện trở R = 40 Ω thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha π/3 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng

A. 803 Ω

B. 80 Ω

C.403Ω

D.603Ω

Câu 9:

Trong mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp. Nếu tăng dần tần số của điện áp ở hai đầu đoạn mạch thì 

A.cảm kháng giảm. 

B. điện trở tăng. 

C. điện trở giảm. 

D. dung kháng giảm.

Câu 10:

Một máy hạ áp có cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện xoay chiều thì cuộn thứ cấp có 

A. tần số điện áp luôn nhỏ hơn tần số điện áp ở cuộn sơ cấp. 

B. tần số điện áp luôn lớn hơn tần số điện áp ở cuộn sơ cấp. 

C. điện áp hiệu dụng luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp. 

D.điện áp hiệu dụng luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng ở cuộn sơ cấp.

Câu 11:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp u = U0cos2πft. Biết điện trở thuần R, độ tự cảm L (cuộn dây thuần cảm), điện dung C của tụ điện và U0 không đổi. Thay đổi tần số f của dòng điện thì hệ số công suất bằng 1 khi

                                    

A. f=2πCL

B. f=12πLC

C. f=12πLC

D. f=2πLC

Câu 12:

Để đo cường độ dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng cỡ 50 mA thì vặn núm xoay của đồng hồ đa năng đến vị trí 

A. ACA 20 m 

B. ACA 200 m 

C. DCA 20 m 

D. DCA 200 m

Câu 13:

Đặt vào hai đầu mạch điện chỉ có cuộn thuần cảm một điện áp xoay chiều u=U0cos(100πt-π2) V. Pha ban đầu của cường độ dòng điện trong mạch bằng

A. 0,5π  

B. 0 

C. -π    

D. -0,5π

Câu 14:

Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, nếu tần số của dòng điện tăng thì 

A. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch giảm 

B. Cảm kháng của mạch giảm, dung kháng của mạch tăng. 

C. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch giảm. 

D. Cảm kháng của mạch tăng, dung kháng của mạch tăng.

Câu 15:

Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng, cuộn thứ cấp gồm 100 vòng. Bỏ qua mọi hao phí. Nếu điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 

A. 44V 

B. 440V 

C. 110V 

D. 11V

Câu 16:

Đặt điện áp u=U0cos100πt+π10 V vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=0,7π(H) . Cảm kháng của cuộn dây bằng

A. 50Ω 

B. 70Ω 

C. 25Ω 

D. 100Ω

Câu 17:

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, từ trường quay có vectoquay 300 vòng /phút và được tạo bởi 20 cực nam châm điện (10 cực bắc và 10 cực nam), tần số của dòng điện do máy phát ra là: 

A. 10Hz 

B. 100Hz 

C. 20Hz 

D. 50Hz

Câu 18:

Đặt điện áp xoay chiều u=2202cos(100πt) (V) vào hai đầu điện trở thuần R = 100Ω. Công suất tỏa nhiệt trên R là

A. 200W 

B. 400 W 

C. 100 W 

D. 800W

Câu 19:

Đo cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một mạch điện, một ampe kế chỉ giá trị 2A. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy qua ampe kế lúc đó là 

A. 2,8 A. 

B. 2 A. 

C. 4 A 

D. 1,4A

Câu 20:

Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí 

A. DCV. 

B. ACV. 

C. DCA. 

D. ACA.