Bài tập Kim loại tác dụng với nước chọn lọc, có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho 1,24 g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 1,92 gam hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít

B. 0,48 lít

C. 0,336 lít

D. 0,448 lít.

Câu 2:

Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol H2. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần trung hòa dung dịch Y là

A. 120ml

B. 60ml

C. 150ml

D. 200ml

Câu 3:

Cho 8,5g hỗn hợp Na và K tác dụng với nước thu được 3,36l khí hiđro (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe2SO43 thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là

A. 5,35g

B. 16,05g

C. 10,70g

D. 21,40g

Câu 4:

Cho 0,6 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là: (cho Li = 7, Na= 23, K = 39; Ca = 40)

A. Li và Na.

B. Li và K

C. Na và K

D. Ca và K

Câu 5:

Cho 1,77g hỗn hợp Ca và Ba tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,45g hỗn hợp 2 bazơ CaOH2 và BaOH2. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là

A. 0,224 lít

B. 0,448 lít

C. 0,336 lít

D. 0,48 lít

Câu 6:

Cho 0,85 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là:

A. 1,36 g 

B. 1,06g

C. 3,02g

D. 2,54g

Câu 7:

Cho một hỗn hợp kim loại Na-Ba tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36l H2(đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là:

A. 150ml

B. 75ml

C. 60ml

D. 30ml

Câu 8:

Cho hỗn hợp Na, K, Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72l khí H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch AlNO33 thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là

A. 7,8g

B. 15,6g

C. 46,8g

D. 3,9g

Câu 9:

Chọn câu phát biểu đúng :

A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường.

B. Mg phản ứng với N2 khi được đun nóng.

C. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 10:

Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí  CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng nhất trong số các hiện tượng sau?

A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.

B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.

C. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng.

D. Bari tan, sủi bọt khí hiđro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan.

Câu 11:

Cho 10,8 g một kim loại M (hóa trị III) phản ứng với khí clo tạo thành 53,4g muối. Kim loại M là:

A. Na

B. Fe

C. Al

D. Mg

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam một kim loại M (chưa rõ hóa trị) trong bình chứa khí clo nguyên chất. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội thì thu được 20,25 gam muối clorua. Kim loại M là

A. Fe

B. Al

C. Cu

D. Zn

Câu 13:

Cho 17g oxit M2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 57g muối sunfat. Nguyên tử khối của M là:

A. 56

B. 52

C. 55

D. 27

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).

A. Ca

B. Mg

C. Al

D. Fe

Câu 15:

Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là:

A. Fe2O3

B. Al2O3

C. Cr2O3

D. FeO

Câu 16:

Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây?

A. Fe

B. Al

C. Mg

D. Ca

Câu 17:

Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là:

A. Cu

B. Zn

C. K

D. Na

Câu 18:

Dung dịch muối ZnSO4 có lẫn một ít tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 nêu trên là dễ dàng nhất?

A. Fe.

B. Zn.

C. Cu.

D. Mg.

Câu 19:

Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch sắt (II) sunfat vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sunfat. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat, theo em dùng kim loại nào?

A. Đồng

B. Sắt

C. Kẽm

D. Nhôm

Câu 20:

Cho sơ đồ phản ứng sau: A + NaOH → NaAlO2 + H2O. A là chất nào trong số các chất sau:

A. Al

B.  Al2O3

C. Al(OH)3

D. Cả B và C đều đúng

Câu 21:

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. Phản ứng hóa học xảy ra là:

A. Fe + CuSO4   FeSO4 + Cu.

B. Fe + CuSO4   FeSO4 + 2Cu.

C. 2Fe + 3Cu2SO4   Fe2SO43 + 3Cu.

D. 2Fe + 3Cu2SO4   Fe2SO43 + 6Cu.