Bài tập liên quan tới nam châm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Câu 2:

Xác định cực của kim nam châm ở hình dưới đây.

Xác định cực của kim nam châm ở hình dưới đây.   A. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S). B. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Bắc (N). C. Đầu bên phải của kim nam châm là cực Nam (S). D. Cả B và C đúng. (ảnh 1)
A. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S).
B. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Bắc (N).
C. Đầu bên phải của kim nam châm là cực Nam (S).
D. Cả B và C đúng.
Câu 3:

Một vật được làm từ chất liệu nào thì được gọi là vật liệu từ?

A. Nhựa.
B. Gỗ.
C. Sắt.
D. Đồng.
Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.
Câu 5:

Khi đưa cực từ của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng

A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau.
D. vừa hút vừa đẩy nhau.
Câu 6:

Cho 3 thanh giống hệt nhau, trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt. Hãy chỉ ra cách xác định thanh nào là thanh nam châm, thanh nào là thanh sắt?

A. Treo 3 thanh lên, khi cân bằng thanh nào chỉ hướng Nam – Bắc thì thanh đó là nam châm.
B. Đặt hai thanh vuông góc với nhau, đầu thanh 1 tiếp xúc vào phần giữa của thanh 2, nếu có lực hút mạnh thì thanh 1 là nam châm, nếu không có lực hút (hoặc rất yếu) thì thanh 1 là thanh sắt, làm tương tự với các thanh khác.
C. Bẻ gãy các thanh và kiểm tra lõi.
D. Cả A và B.
Câu 7:

Nam châm có tác dụng gì?

A. Xác định phương hướng.
B. Hút các vật liệu từ.
C. Đẩy hoặc hút các nam châm khác.
D. Cả A, B, C.
Câu 8:

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 9:

Một thanh nam châm bị tróc màu sơn đánh dấu hai cực, có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xác định tên hai cực của nam châm?

A. Một nam châm đã đánh dấu hai cực.
B. Một thanh sắt.
C. Một thanh nhôm.
D. Một thanh đồng.
Câu 10:

Mỗi thanh nam châm vĩnh cửu thường có mấy cực?

A. Một cực.
B. Hai cực.
C. Ba cực.
D. Bốn cực.
Câu 11:

Khi được để tự do, thanh nam châm

A. định hướng Đông – Tây.
B. định hướng Tây – Bắc.
C. định hướng Nam – Bắc.
D. định hướng Đông – Nam.
Câu 12:

Khi kim nam châm đặt tại một vị trí trong từ trường thì kim nam châm

A. luôn chỉ một hướng xác định.
B. luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
C. luôn quay liên tục.
D. luôn chỉ theo hướng Đông – Tây.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: