Bài tập Sóng ánh sáng mức độ vận dụng có lời giải (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt 0,4μm và 0,5μm. Trong khoảng giữa hai vân sáng liền kề có màu giống màu của vân sáng trung tâm có tổng cộng bao nhiêu vân sáng?

A. 7

B. 11

C. 9

D. 8

Câu 2:

Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN vuông góc với hệ vân giao thoa

có 10 vân sáng trong đó có M và N là vị trí của hai vân tối. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân tối trên đoạn MN lúc này là

A. 14

B. 13

C. 16

D. 15

Câu 3:

Thí nghiệm giao thoa khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 2 khe a = 0,5 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 5,25 mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa 2 khe, tịnh tiến từ từ màn quan sát dọc theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa 2 khe một đoạn 0,375 m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ 2 ứng với vị trí cuối của màn. Bước sóng λ có giá trị

A. 0,7 μm

B. 0,4 μm

C. 0,6 μm

D. 0,5 μm

Câu 4:

Thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Young được thực hiện lần lượt trong không khí và trong chất lỏng có chiết suất n. Kết quả cho thấy vị trí vân sáng bậc 5 khi thực hiện trong không khí trùng với vị trí vân sáng bậc 8 khi cho cả hệ thống trong chất lỏng. Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein thì năng lượng phôtôn của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm trên khi ở trong chất lỏng sẽ

A. tăng lên 1,6 lần so với khi ở trong không khí.

B. giảm đi 1,6 lần so với khi ở trong không khí.

C. không thay đổi so với khi ở trong không khí.

D. thay đổi tùy thuộc vào chiết suất của chất lỏng.

Câu 5:

Trong thí nghiện Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe hẹp một khoảng không đổi D, a là khoảng cách giữa hai khe hẹp thay đổi được. Xét điểm M trên màn lúc đầu là vân sáng bậc 4. Nếu giảm hoặc tăng khoảng cách giữa hai khe hẹp một lượng ∆a thì tại M là vân sáng bậc k và vân sáng bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách giữa hai khe hẹp thêm một lượng 2,5∆a thì tại M là

A. Vân tối thứ 9

B. Vân sáng bậc 8

C. vân sáng bậc 9 

D. vân tối thứ 7.

Câu 6:

Hai khe Young cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách khe 2m,. Tại N cách vân trung tâm 1,4mm có

A. Vân sáng bậc 3

B. Vân tối thứ 4

C. Vân tối thứ 5

D. Vân tối bậc 4.

Câu 7:

Một lăng kính có góc chiết quang A=60, chiếu một chùm tia tới song song hẹp màu lục vào cạnh bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc A sao cho một phần của chùm tia sáng không đi qua lăng kính và một phần qua lăng kính. Biết chiết xuất của lăng kính đối với ánh sáng màu lục n =1,55. Khi i, A bé thì góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là:

A. 2,860

B. 2,750

C. 3,30

D. 2,570

Câu 8:

Thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với a = 1,5mm; D = 2m. Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1= 0,48μm và λ2=0,64μm. Trên bề rộng của màn L = 7,68mm( vân trung tâm nằm ở chính giữa khoảng đó) có số vị trí hai vân trùng nhau là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 9:

Trong quang phổ vạch của Hidro: Khi ê lectron từ quỹ đạo N chuyển về L thì phát ra phô tôn có bước sóng λ1, khi electron từ quỹ đạo L chuyển về quỹ đạo K thì phát ra phô tôn có bước sóng λ2. Khi ê lectron từ quỹ đạo N chuyển về quỹ đạo K thì phát ra phô tôn có bước sóng là

A. λ = λ1λ2λ1 +λ2

B. λ = λ1λ2λ2 -λ1

C. λ= λ2- λ1

D. λ=λ2+λ1

Câu 10:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp bằng 1,2 mm và khoảng cách giữa hai khe đến màn bằng 1,6 m. Chiếu áng các khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38μm đến 0,76μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 6,4mm, bước sóng lớn nhất cho vân sáng tại M là

A. 0,53 μm

B. 0,69 μm.

C.0,6 μm

D. 0,48 μm

Câu 11:

Thực hiện giao thoa khe Y-âng với hai bức xạ đơn sắc λ1 và λ2 thì khoảng vân tương ứng là i1 = 0,3 mm và i2 = 0,4 mm. Gọi A và B là hai điểm trên màn quan sát, nằm cùng một phía so với vân trung tâm và cách nhai 3mm. Biết tại A là vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ, nếu vị trí vân sáng trùng nhau chỉ tính một vân sáng thì số vân sáng quan sát được trên đoạn AB (kể cả A và B) là

A. 15

B. 18.

C. 17.

D. 16.

Câu 12:

Trong thí nghiệm Y-âng về ggiao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,525 μm và λ2 = 0,675 μm Khoảng cách giữa hai khe hẹp là a = 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,2m. Hỏi trên màn quan sát, xét một vùng giao thoa bất kì có bề rộng L = 18mm thì có thể có tối đa bao nhiêu vân tối?

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Câu 13:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là:

A. 0,7 µm.

B. 0,5 µm.

C. 0,4 µm.

D. 0,6 µm.

Câu 14:

Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng. Khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng = 0,64 λm; khoảng cách từ S đến màn chứa hai khe F1 và F2 là 60 cm; biết F1F2 = a = 0,3 mm, khoảng cách từ F1 và F2 đến màn quan sát là D = 1,5 m. Nguồn sáng Đ phải dịch chuyển một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu theo phương song song với màn quan sát để trên màn vị trí vân sáng bậc 2 trở thành vân tối thứ 2 ?

A. 1,28 mm.

B. 0,064 mm.

C. 0,64 mm.

D. 0,40 mm.

Câu 15:

Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là λ1 =0,48μm, λ2 = 0,64μm. Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa vân trung tâm đến vân sáng cùng màu với vân trung tâm?

A. 2,56 mm.

B. 1,92 mm.

C. 2,36 mm.

D. 5,12 mm.

Câu 16:

Thực hiện giao thoa Young. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 400 nm, khoang cách hai khe a = 1 nm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 3 m. Trên màn, xét điểm M cách vân trung tâm một khoảng 10 mm. Dịch chuyển màn quan sát từ từ lại gần mặt phẳng chứa hai khe thêm một đoạn 1 m thì điểm M chuyển thành vân tối

A. 4 lần.

B. 5 lần.

C. 3 lần.

D. 2 lần.

Câu 17:

Khi ta nghiên cứu quang phổ vạch của một vật bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các vạch người ta biết được:

A. Các nguyên tố hóa học cấu thành vật đó.

B. Phương pháp kích thích vật dẫn đến phát quang.

C. Các hợp chất hóa học tồn tại trong vật đó.

D. Nhiệt độ của vật khi phát quang.

Câu 18:

Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc hai và vân sáng bậc năm cùng một phía vân trung tâm là 3 mm. Số vân sáng quan sát được trên vùng giao thoa MN có bề rộng 11 mm (M ở trên vân trung tâm) là

A. 11

B. 10

C. 12

D. 9

Câu 19:

Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Yâng và phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2. Khoảng vân của ánh sáng đơn sắc λ1 là 2mm.Trong khoảng rộng L = 3,2 cm trên màn, đếm được 25 vạch sáng, trong đó có 5 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân; biết rằng hai trong năm vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Số vân sáng của ánh sáng λ2 quan sát được trên màn là

A. 12

B. 8

C. 11

D. 10

Câu 20:

Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 20 cm dao động cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét trên đường thẳng d vuông góc với AB. Cách trung trực của AB là 7 cm, điểm dao động cực đại trên d gần A nhất cách A là

A. 14,46 cm.

B. 5,67 cm.

C. 10,64 cm.

D. 8,75 cm.