Bài tập Sóng cơ và Sóng âm mức độ thông hiểu có lời giải (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chọn câu đúng. Một sóng âm có tần số 12 Hz gọi là
A. nhạc âm.
B. âm nghe được.
C. siêu âm.
D. hạ âm.
Trên một sợi dây khi có sóng dừng, gọi λ là bước sóng, khoảng cách hai nút sóng liên tiếp là
A.
B.
C.
D.
Một sóng cơ có chu kỳ 2 s truyền với tốc độ 1 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng mà tại đó các phần tử môi trường dao động cùng pha nhau là
A. 0,5 m.
B. 1 m.
C. 2 m.
D. 2,5 m.
Trong sóng dừng trên dây, hiệu số pha của hai điểm trên dây nằm đối xứng qua một nút là:
A. π rad
B. 0 rad
C. 0,5π rad
D. 0,25π rad
Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt chất lỏng hai nguồn A và B dao động đồng pha, cùng tần số f = 5 Hz và cùng biên độ. Trên đoạn AB ta thấy hai điểm dao động cực đại liên tiếp cách nhau 2 cm. Vận tốc truyền pha dao động trên mặt chất lỏng là
A. 10 cm/s
B. 25 cm/s
C. 20 cm/s
D. 15 cm/s
Vận tốc âm trong nước là 1500 m/s, trong không khí là 330 m/s, khi âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng của nó thay đổi
A. 4,545 lần
B. 4,555 lần
C. 5,454 lần
D. 4,455 lần
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ học ?
A. Sóng trên mặt nước là sóng ngang
B. Hai điểm nằm trên phương truyền sóng cách nhau 0,5λ thì dao động ngược pha nhau
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha của dao dộng
D. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào tần số của sóng
Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm ?
A. Sóng âm không truyền được trong chân không
B. Sóng âm là sóng dọc truyền trong các môi trường vật chất như rắn, lỏng, khí
C. Vận tốc truyền sóng âm thay đổi theo nhiệt độ
D. Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz
Một sợi dây dài 1,2m, hai đầu cố định. Khi tạo sóng dừng trên dây, ta đếm được có tất cả 5 nút trên dây (kể cả 2 đầu). Bước sóng của dao động là:
A. 30cm
B. 24cm
C. 60cm
D. 48cm
Trên một sợi dây dài 80m đang có sóng dừng ổn định, người ta đếm được 4 bó sóng. Bước sóng của sóng dừng trên dây này là
A. 20 cm
B. 160 cm
C. 40 cm
D. 80cm
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động điều hoà cùng pha theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Trên mặt nước, trong vùng giao thoa, phần tử tại M dao động với biên độ cực tiểu khi hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền tới M bằng
A. số nửa nguyên lần bước sóng.
B. số lẻ lần một phần tư bước sóng.
C. số lẻ lần một phần tư bước sóng.
D. số chẵn lần bước sóng
Một sợi dây căng ngang, một đầu cố định, đầu còn lại gắn với cần rung của máy phát âm tần. Khi có song dừng trên dây thì tần số hiển thi trên máy phát âm tần là 20Hz. Khoảng thời gian giữa 5 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là
A. 0,1s
B. 0,5s
C. 0,25s
D. 0,2s
Một sóng cơ lan truyền với tốc độ 40m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha là 10cm. Tần số của sóng là
A. 800Hz
B. 400Hz
C. 200Hz
D. 100Hz
Hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng tần số góc 10rad/s, cùng pha và có biên độ sóng A1 = 3cm, A2= 4cm không đổi khi truyền. Nhận xét nào sau đây đúngvề sự giao thoa của hai sóng
A. Tốc độ dao động nhỏ nhất của một phần tử trong vùng giao thoa bằng 10cm/s.
B. Khoảng cách gần nhau nhất giữa hai điểm có cùng biên độ dao động 5cm là nửa bước sóng.
C. Tốc độ dao động lớn nhất của một phần tử trong vùng giao thoa là 0,7m/s
D. Biên độ sóng tổng hợp tại một điểm nào đó không thể bằng 2cm.
Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
A. là phương ngang
B. vuông góc với phương truyền sóng
C. là phương thẳng đứng
D. trùng với phương truyền sóng
Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng
A. 16 cm.
B. 4 cm.
C. 8 cm.
D. 32 cm
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là
A. Biên độ sóng.
B. Tốc độ truyền sóng
C. Tần số của sóng.
D. Bước sóng
Hàng ngày chúng ta đi trên đường nghe được âm do các phương tiện giao thông gây ra là
A. nhạc âm.
B. tạp âm.
C. hạ âm
D. siêu âm.
Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này
A. là hạ âm.
B. là siêu âm.
C. luôn là sóng ngang.
D. là âm nghe được.
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
B. Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng và dao động cùng pha nhau luôn là bước sóng.
C. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
D. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọC.