Bài tập Sóng cơ và Sóng âm mức độ vận dụng có lời giải (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Giao thoa ở mặt nước được tạo bởi hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai vị trí S1 và S2. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 6 cm. Trên đoạn thẳng S1S2, khoảng cách từ điểm cực đại đến điểm cực tiểu giao thoa gần nhất là
A. 6 cm.
B. 3 cm.
C. 1,2 cm
D. 1,5 cm
Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của
A. với …
B. với …
C. với …
D. với …
Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên AB có 15 vị trí mà ở đó các phần tử dao động với biên độ cực đại. Số vị trí trên CD tối đa ở đó dao động với biên độ cực đại là
A. 7
B. 5
C. 3
D. 9
Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình và . Dao động tại điểm M cách các nguồn lần lượt là 20 cm và 25 cm có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB không có điểm cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng là
A. 5,0 m/s
B. 25 cm/s
C. 50 cm/s
D. 2,5 m/s
Trong một thí nghiệm sóng dừng, ba điểm A, B, C theo thứ tự thuộc cùng một bó sóng, trong đó B là bụng sóng. Người ta đo được biên độ dao động tại A gấp 2 lần biên độ dao động tại C và khoảng thời gian ngắn nhất để li độ của B giảm từ giá trị cực đại đến giá trị bằng với biên độ của A và của C lần lượt là 0,01 s và 0,02 s. Chu kì dao động của điểm A trong thí nghiệm trên có giá trị gần nhất với các giá trị nào sau đây?
A. 0,25 s
B. 0,15 s
C. 0,20 s
D. 0,10 s
Hai nguồn sóng A, B dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước theo phương trình. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn AB thỏa mãn AN – BN = 10 cm. Điểm N nằm trên đường đứng yên……kể từ trung trực của AB và về……
A. Thứ 2 – phía B
B. Thứ 3 – phía A
C. Thứ 2 – phía A.
D. Thứ 3 – phía B.
Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Biết AB = 20 cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3 m/s. Ở mặt nước, O là trung điểm của AB, gọi Ox là đường thẳng hợp với AB một góc 600. M là điểm trên Ox mà phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại (M không trùng với O). Khoảng cách ngắn nhất từ M đến O là
A. 1,72 cm
B. 3,11 cm
C. 1,49 cm
D. 2,69 cm
M và N là hai điểm trên mặt nước phẳng lặng cách nhau một khoảng 12 cm. Tại một điểm O trên đường thẳng MN và nằm ngoài MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình , tạo một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng là 1,6 m/s. Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử môi trường tại M và N khi có sóng truyền qua là
A. 15,5 cm.
B. 17 cm.
C. 13 cm.
D. 19 cm.
Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn 62m thì mức cường độ âm thăng thêm 3dB. Khoảng cách từ S đến M là
A. 112m
B. 210m
C. 148m
D. 130m
Một dây đàn hồi dài 0,25m, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:
A. 1m
B. 0,5m
C. 0,25m
D. 0,125m
Hai nguồn sóng cùng pha A,B cách nhau 14cm có phương trình uA =uB = 4cos(100πt)mm. Tốc độ truyền sóng là 80cm/s. Điểm C trong vùng gặp nhau của hai sóng sao cho ∆ABC vuông cân tại A. Xác định số điểm dao dao động cùng pha với nguồn trên đoạn BC.
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương lần lượt là u1 = 5cos40πt(mm) và u2 = 5cos(40πt +π)(mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là
A. 9
B. 11
C. 10
D. 8
Hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình , t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là 50cm/s. Biên độ sóng coi như không đổi. Tại điểm M trên bề mặt chất lỏng với AM – BM = 10/3 cm, phần tử chất lỏng có tốc dao động cực đại bằng
A. 120π cm/s
B. 100π cm/s
C. 80π cm/s
D. 160π cm/s
Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9m thì mức cường độ âm thu được là L- 20 dB, Khoảng cách d là
A. 1m
B. 8m
C. 10m
D. 9m
Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp ngược pha A và B cách nhau 10 cm. Tần số hai sóng là 20 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB là
A. 16
B. 13
C. 14
D. 15
Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có ba điểm theo thứ tự A, B, C thẳng hàng. Một nguồn âm điểm phát âm có công suất P được đặt tại B thì mức cường độ âm tại A là 40 dB, tại C là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm AC có giá trị gần đúng bằng
A. 53dB.
B. 27dB.
C. 34dB.
D. 42dB.
Tại A và B cách nhau 9cm có 2 nguồn sóng cơ kết hợp có cùng tần số f = 50Hz, vận tốc truyền sóng v = 1m/s. Số gợn cực đại đi qua đoạn AB là:
A. 7
B. 5
C. 11
D. 9
Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm, dao động với phương trình (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. M là một điểm nằm trên mặt chất lỏng sao cho ∆AMB vuông tại M và MA = 12 cm, I là giao điểm của đường phân giác xuất phát từ góc A của ∆AMB với cạnh BM. Số điểm không dao động trên đoạn thẳng AI là
A. 7
B. 10
C. 6
D. 5
Một thiết bị dùng để xác định mức cường độ âm được phát ra từ một nguồn âm đẳng hướng đặt tại điểm O, thiết bị bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ điểm M đến điểm N với gia tốc 3 m/s2, biết và ∆OMN vuông tại O. Chọn mốc thời gian kể từ thời điểm máy bắt đầu chuyển động thì mức cường độ âm lớn nhất mà máy đo được khi đi từ M đến N là bao nhiêu và tại thời điểm nào? Biết mức cường độ âm đo được tại M là 60 dB.
A. 66,02 dB và tại thời điểm 2.
B. 65,25 dB và tại thời điểm 4 s
C. 66,02 dB và tại thời điểm 2,6 s.
D. 61,25 dB và tại thời điểm 2 s.
Một sợi dây dài 36 cm đang có sóng dừng ngoài hai đầu dây cố định trên dây còn có 2 điểm khác đứng yên, tần số dao động của sóng trên dây là 50 Hz. Biết trong quá trình dao động tại thời điểm sợi dây nằm ngang thì tốc độ dao động của điểm bụng khi đó là 8π m/s. Gọi x, y lần lượt là khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa hai điểm bụng gần nhau nhất trong quá trình dao động. Tỉ số x/y bằng
A. 0,50
B. 0,60.
C. 0,75.
D. 0,80