Bài tập tính lực căng dây

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là sai:

Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:

Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Câu 2:

Lực căng dây được kí hiệu là

F\overrightarrow F .
T\overrightarrow T .
P\overrightarrow P .
T.
Câu 3:

Dùng tay kéo một vật nặng như hình dưới dây. Lực căng dây tác dụng vào vật nào?

loading...

Tác dụng lên tay người.
Tác dụng lên vật nặng.
Tác dụng lên cả tay và vật nặng.
Tác dụng lên điểm giữa của sợi dây mà không tác dụng lên tay hay vật nặng.
Câu 4:

Lực căng dây có

phương ngang.
phương thẳng đứng.
phương sợi dây.
phương vuông góc với sợi dây.
Câu 5:

Lực căng dây không có đặc điểm nào sau đây?

Tác dụng vào vật.
Có phương trùng với phương của sợi dây.
Ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây.
Luôn có độ lớn bằng với lực tác dụng vào dây.
Câu 6:

Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 600 và OB nằm ngang. Độ lớn của lực căng T1 của dây OA bằng

P.
2P3\frac{{2P}}{{\sqrt 3 }}.
3P\sqrt 3 P.
2P.
Câu 7:

Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây?

Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.
Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 8:

Khi vật treo trên sợi dây nhẹ cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật

cùng hướng với lực căng dây.
cân bằng với lực căng dây.
hợp với lực căng dây một góc 900.
bằng không.
Câu 9:

Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì

lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt.
lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt.
lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt.
lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt.
Câu 10:

Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như Hình 17.3. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s2.

TOA=88,6N;  TOB=93,9N{T_{OA}} = 88,6N;\,\,{T_{OB}} = 93,9N.
TOB=88,6N;  TOA=93,9N{T_{OB}} = 88,6N;\,\,{T_{OA}} = 93,9N.
TOA=88,6N;  TOB=88,6N{T_{OA}} = 88,6N;\,\,{T_{OB}} = 88,6N.
TOA=93,9N;  TOB=93,9N{T_{OA}} = 93,9N;\,\,{T_{OB}} = 93,9N.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: