Bài tập trắc nghiệm Dao động điều hòa cơ bản, có lời giải (p3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong dao động điều hòa, gia tốc của chất điểm bằng không khi:

A. Vận tốc có giá trị cực đại hoặc cực tiểu 

B. Vận tốc bằng không

C. Li độ cực tiểu

D. Li độ cực đại

Câu 2:

Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa độ lớn cực tiểu khi:

A. Li độ có độ lớn cực tiểu

B. Li độ bằng không

C. Li độ có độ lớn cực đại

D. Gia tốc có độ lớn cực tiểu

Câu 3:

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hòa có hình dạng nào sau đây?

A. Đường parabol

B. Đường tròn 

C. Đường elip

D. Đường hypebol

Câu 4:

Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng có điểm chung là

A. Cùng pha

B. Cùng biên độ 

C. Cùng tần số góc 

D. Cùng pha ban đầu

Câu 5:

Trong dao động điều hòa, vận tốc tức thời của vật dao động tại một thời điểm t luôn

A. Sớm pha π2 so với li độ dao động  

B. Cùng pha với li độ dao động

C. Lệch pha π2 so với li độ dao động

D. Ngược pha với li độ dao động

Câu 6:

Trong dao động điều hòa, gia tốc của chất điểm biến đổi

A. Ngược pha với vận tốc 

B. Cùng pha với vận tốc 

C. Sớm pha  so với vận tốc 

D. Trễ pha  so với vận tốc

Câu 7:

Trong dao động điều hòa của một vật thì gia tốc và li độ biến thiên theo thời gian

A. Ngược pha với nhau

B. Cùng pha với nhau

C. Vuông pha với nhau

D. Lệch pha một lượng 

Câu 8:

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. 

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian lao động.

Câu 9:

Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc bằng không và gia tốc cực đại. 

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không

C. Ở vịt trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

Câu 10:

Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. chậm dần đều. 

B. chậm dần. 

C.  nhanh dần đều.

D. nhanh dần.

Câu 11:

Tại thời điểm t thì tích của li độ và vận tốc của vật dao động điều hoà có giá trị âm (x.v < 0), khi đó vật đang chuyển động.

A. nhanh dần đều về vị trí cân bằng.

B. chậm dần đều về vị trí biên.

C. nhanh dần về vị trí cân bằng.

D. chậm dần về vị trí biên.

Câu 12:

Đối với dao động điều hòa thì nhận định nào sau đây là sai?

A. Li độ bằng không khi vận tốc bằng không.  

B. Li độ bằng không khi gia tốc bằng không.  

C. Vận tốc bằng không khi thế năng cực đại.  

D. Vận tốc bằng không khi lực hồi phục lớn nhất.

Câu 13:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vecto gia tốc của chất điểm có

A. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vecto gia tốc. 

B. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng. 

C. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

D. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 14:

Khi nói về một vật đang dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng. 

B.  Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại. 

C. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng. 

D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

Câu 15:

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc ω. Ở  li độ x, vật có gia tốc là

A. ω2x.   

B. ωx2.   

C. –ωx2.  

D. – ω2x.

Câu 16:

Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. cùng tần số và ngược pha với li độ.

B. khác tần số và ngược pha với li độ.

C. khác tần số và cùng pha với li độ.  

D. cùng tần số và cùng pha với li độ.

Câu 17:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm : biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không đổi theo thời gian là

A. vận tốc.

B. gia tốc. 

C. động năng. 

D. biên độ.

Câu 18:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. động năng của chất điểm giảm.  

B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm.

C. độ lớn li độ của chất điểm tăng. 

D. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.

Câu 19:

Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A.  tỉ lệ với bình phương biên độ. 

B.  không đổi nhưng hướng thay đổi.

C.  tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. và hướng không đổi.

Câu 20:

Chọn phát biểu sai: Lực tác dụng vào chất điểm dao động điều hoà

A. Có biểu thức F = -kx . 

B. Có độ lớn không đổi theo thời gian.

C. Luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Biến thiên điều hoà theo thời gian.

Câu 21:

Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa đổi chiều khi:

A. Vận tốc bằng 0.

B. Vật đổi chiều dao động.

C. Gia tốc bằng 0.

D. Lực tác dụng có độ lớn cực đại.

Câu 22:

Độ lệch pha của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha nhau là

A. 2(k + 1)  (với k = 0, ± 1, ± 2, ...)

B. (2k + 1)π  (với k = 0, ± 1, ± 2, ...)

C. kπ (với k = 0, ±1, ±2, ...).

D.  2kπ (với k = 0, ±1, ±2, ...).

Câu 23:

Một vật dao động điều hòa với biên độA và tốc độ cực đại vmax . Tần số góc của vật dao động là

A.

B.

C.

D. 

Câu 24:

Trong các phương trình sau đây, phương trình nào là phương trình động lực học của giao động điều hòa? Biết x và x’’ lần lượt là đạo hàm bậc nhất và bậc 2 của x theo thời gian

A. x’’  + 4x – 1 = 0

B. x’’ – 5x = 0

C. x’’ = -5x

D. x’’ - 4x – 1 = 0

Câu 25:

Một vật dao động điều hòa trên trục 0x. Gọi α và β lần lượt là độ lớn của vận tốc, gia tốc cực đại của vật. Biên độ dao động của vật được xác định bằng công thức nào dưới đây ?

A.

B.

C. A = α2 β

D. A = αβ2