Bài tập tuần 28: Giao tiếp và kết nối có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nước nóng nước nguội

      Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.

      Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác mời anh uống cốc nước nóng. Anh cán bộ bực tức nói nước nóng không uống được. Bác mỉm cười:

      - À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

      - Dạ có ạ.

      Bác nghiêm nét mặt nói:

      - Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

      Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

(Trích chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Đồng chí cán bộ có vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

A. Làm giao thông và bảo vệ Bác đi ra nước ngoài.
B. Huấn luyện kĩ năng cho các chiến sĩ.
C. Canh gác biên giới.
D. Đưa thư liên lạc cho bộ đội.
Câu 2:

Nhân dân phản ánh đồng chí cán bộ này như thế nào?

A. Rất nghiêm khắc.
B. Hay quát mắng các chiến sĩ.
C. Hòa đồng với nhân dân.
D. Không tập trung làm nhiệm vụ.
Câu 3:

Bác Hồ đã làm gì với đồng chí cán bộ?

A. Gọi đồng chí đến và khiển trách.
B. Gọi đồng chí đến và mời uống cốc nước nóng.
C. Phê bình đồng chí trước mặt mọi người.
D. Cho đồng chí chọn một trong hai cốc nước đã chuẩn bị sẵn.
Câu 4:

Bác Hồ đã dạy anh cán bộ cách cư xử như thế nào?

A. Hòa đồng với mọi người.
B. Hòa nhã, điềm đạm với mọi người, không nóng giận.
C. Nên chỉ đạo mọi người rõ ràng, rành mạch hơn.
D. Nên nói chuyện khi bực tức, nóng giận.