Bài tập tuần 30: Con người Việt Nam có đáp án
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Hùng Vương có tới hai mươi người con trai. Lúc về già, để chọn người kế ngôi, nhà vua ra điều kiện: Không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được vua truyền ngôi. Lang Liêu – người con trai thứ mười tám, là người hiền lành chịu khó. Không giống như các anh của mình, có thể sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển, Lang Liêu chỉ quen việc trồng khoai, trồng lúa.
Một đêm, chàng nằm mơ được thần gợi ý: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ liền làm một loại bánh vuông tượng trưng cho Đất gọi là bánh chưng. Và ông làm một loại bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng trưng cho tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ dành cho con cái.
Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh chưng và bánh dày để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
(Truyện cổ tích Việt Nam)
Nhà vua muốn chọn người nối ngôi bằng hình thức nào?
Vì sao trong các con của Vua chỉ có Lang Liêu là được vị thần giúp đỡ?
Nguyên liệu để Lang Liêu làm bánh chưng, bánh dày là gì?
Vì sao Vua Hùng chọn Lang Liêu là người nối ngôi?