Bài tập vận dụng

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Xác định A, B, C:

HCl + MnO2 → A↑ + B + C (lỏng)

A + C −a/s→ D + E↑

D + Ca(OH)2 → G + C

F + E −to→ C

F + A → D

A. Cl2, HCl, H2                                                                    

B. Cl2, MnCl2, H2O

C. Cl2, O2, H2                                                                        
D. Cl2, MnCl2, H2
Câu 2:

Đốt C trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A1. Cho A1 tác dụng với CuO nung nóng thu được khí A2 và hỗn hợp A3. Cho A2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủa A4 và dung dịch A5. Cho A5 tác dụng với Ca(OH)2 lại thu được A4. Nung A4 ta lại thu được A2. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5 là chất gì?

A. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.

B. A1 là CO, CO2; A2 là CO; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.

C. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là Ca(HCO3)2; A5 là CaCO3.

 

D. Đáp án khác
Câu 3:

Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất E, F, G.

A. FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3                                                    

B. FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3

C. FeCl2, Fe2O3, Fe(OH)3                                                     
D. FeCl3, Fe(OH)3, FeO