Bài tập vận dụng

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2 là

A. 2,24 lít.                                                                            

B. 6,72 lít.              

C. 8,96 lít.                                                                             
D. 2,24 hoặc 6,72 lít
Câu 2:

Dẫn V lít khí CO2 ( ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng x M , sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là

A. 1,568 lit và 0,1 M                                                            

B. 22,4 lít và 0,05 M    

C. 0,1792 lít và 0,1 M                                                           

 

D. 1,12 lít và 0,2 M
Câu 3:

Cho V lít khí SO2 ( ở đktc) vào 700 ml Ca(OH)2 0,1 M sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít hoặc 1,12 lít          

B. 1,68 lít hoặc 2,016 lít        
C. 2,016 lít hoặc 1,12 lít         
D. 3,36 lít
Câu 4:

Đốt 8,96 lít H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) thu được 46,88 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH là

A. 100 ml.                              

B. 80ml.                                 
C. 120 ml.                              
D. 90 ml.
Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dung dịch NaOH 25% (d=1,28 g/ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là

A. 50 ml.                                

B. 75 ml.                                
C. 100 ml.                              
D. 120 ml.
Câu 6:

Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl­2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A được 3,94 gam kết tủa và dung dịch C. Nồng độ xM của Ba(OH)2 bằng

A. 0,02M.                               

B. 0,025M.                             
C. 0,03M.                             
D. 0,015M.
Câu 7:

Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 (ở đktc). Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là:

A. 1,232 lít và 1,5 gam                                                        

B. 1,008 lít và 1,8 gam   

C. 1,12 lít và 1,2 gam                                                            
D. 1,24 lít và 1,35 gam
Câu 8:

Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch thu được và khối lượng kết tủa khi cho BaCl2 dư vào dung dịch sau khi hấp thụ CO2

A. 26,52 g; 10,15 g                                                              

B. 20g; 11,82g

C. 26,52 g; 11,82 g                                                                
D. 11,82 g; 26,52 g