Bài tập về nam châm điện

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?

A. Xoay ống dây theo chiều ngược lại.
B. Thay đổi số vòng dây quấn quanh ống dây dẫn.
C. Thay đổi chiều dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
D. Đổi chiều lõi sắt trong ống dây.
Câu 2:

Hình dưới đây thể hiện ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây. Hỏi nam châm điện nào có từ trường mạnh nhất?

Hình dưới đây thể hiện ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây. Hỏi nam châm điện nào có từ trường mạnh nhất?   A. Nam châm điện A. B. Nam châm điện B. C. Nam châm điện C. D. Cả ba nam châm điện có từ trường mạnh như nhau. (ảnh 1)
A. Nam châm điện A.
B. Nam châm điện B.
C. Nam châm điện C.
D. Cả ba nam châm điện có từ trường mạnh như nhau.
Câu 3:

Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng?

A. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
B. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
C. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 4:

Đường sức từ của nam châm điện không có đặc điểm nào sau đây?

A. Càng gần hai cực, các đường sức từ càng gần nhau hơn.
B. Mỗi một điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua.
C. Đường sức từ ở cực Bắc luôn nhiều hơn ở cực Nam.
D. Đường sức từ có hướng đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm.
Câu 5:

Một kim nam châm đặt trước đầu ống dây của nam châm điện (Hình 20.3). Đổi chiều dòng điện chạy trong ống dây có hiện tượng gì xảy ra?

Một kim nam châm đặt trước đầu ống dây của nam châm điện (Hình 20.3). Đổi chiều dòng điện chạy trong ống dây có hiện tượng gì xảy ra?   A. Nam châm điện đổi cực. B. Kim nam châm quay 1800. C. Cực Nam (S) của kim quay về phía đầu ống dây. D. Cả ba hiện tượng trên. (ảnh 1)
A. Nam châm điện đổi cực.
B. Kim nam châm quay 1800.
C. Cực Nam (S) của kim quay về phía đầu ống dây.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Câu 6:

Nam châm điện có cấu tạo gồm:

A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
D. Nam châm.
Câu 7:

Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm điện.

A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.
Câu 8:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Xung quanh nam châm điện luôn có từ trường ngay cả khi đã ngắt dòng điện chạy qua ống dây dẫn.
B. Xung quanh nam châm điện luôn có từ trường khi có dòng điện chạy qua ống dây dẫn.
C. Nam châm điện có thể hút các vật liệu từ.
D. Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp.
Câu 9:

Chọn đáp án sai.

A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10:

Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?

A. Loa điện.
B. Chuông điện.
C. Bàn là.
D. Cả A và B.
Câu 11:

Để nhận biết ống dây dẫn đã trở thành nam châm điện hay chưa người ta không dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Kim nam châm.
B. Thanh đồng.
C. Thanh sắt.
D. Nam châm thẳng.
Câu 12:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.

Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …

A. điện trường.
B. từ trường.
C. trường hấp dẫn.
D. trọng trường.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: