Bài tập về sự biến đổi tính chất của đơn chất, hợp chất trong một chu kì, một nhóm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính của nguyên tử có xu hướng

giảm dần.
tăng dần.
giảm sau đó tăng dần.
không thay đổi.
Câu 2:

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố nhóm A có xu hướng

tăng dần.
giảm dần.
tăng sau đó giảm dần.
giảm sau đó tăng dần.
Câu 3:

Nguyên tử nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

fluorine.
oxygen.
nitrogen.
sulfur.
Câu 4:

Quy luật chung đối với các nguyên tố nhóm A: Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân,

tính kim loại và tính phi kim có xu hướng giảm dần.
tính kim loại và tính phi kim có xu hướng tăng dần.
tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
Câu 5:

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân,

tính acid của oxide cao nhất có xu hướng tăng dần, tính base của chúng có xu hướng giảm dần.
tính acid của oxide cao nhất có xu hướng giảm dần, tính base của chúng có xu hướng tăng dần.
tính acid và tính base của oxide cao nhất có xu hướng tăng dần.
tính acid và tính base của oxide cao nhất có xu hướng giảm dần.
Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide có xu hướng giảm dần, tính base của chúng có xu hướng tăng dần.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide có xu hướng tăng dần, tính base của chúng có xu hướng giảm dần.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid và tính base của các hydroxide có xu hướng tăng dần.
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid và tính base của các hydroxide có xu hướng giảm dần.
Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

He là nguyên tử nguyên tố có bán kính nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.
Độ âm điện (c) là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
Oxide cao nhất của một nguyên tố là oxide mà nguyên tố trong đó có hóa trị cao nhất.
Hydroxide của nguyên tố M hóa trị n có dạng M(OH)n. Đối với nguyên tố phi kim, hydroxide của nó ở dạng acid.
Câu 8:

Nguyên tố Cl ở nhóm VIIA, oxide cao nhất của nguyên tố Cl là

Cl2O3.
Cl2O4.
Cl2O.
Cl2O7.
Câu 9:

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

Si (Z = 14).
Al (Z = 13).
P (Z = 15).
Cl (Z = 17).
Câu 10:

Cho các nguyên tố: X (Z = 15); Y (Z = 16); T (Z = 17). Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự là:

T < Y < Z.
X < T < Y.
T < X < Y.
X < Y < T.
Câu 11:

Cho các nguyên tố: X (Z = 6), Y (Z = 7), T (Z = 8), Q (Z = 9). Các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần theo dãy nào sau đây?

X < Y < T < Q.
Q < T < Y < X.
X < Y < Q < T.
Q < T < X < Y.
Câu 12:

Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là: X: 1s22s1; Y: 1s22s22p63s1; T: 1s22s22p63s23p64s1. Tính kim loại tăng dần của các nguyên tố trên là

X < Y < T.
X < T < Y.
Y < X < T.
T < Y < X.
Câu 13:

Oxide nào sau đây vừa có tính acid, vừa có tính base?

Na2O.
Cl2O7.
Al2O3.
MgO.
Câu 14:

Cho các oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2. Trong các oxide trên, oxide có tính base mạnh nhất là

Na2O.
MgO.
Al2O3.
SiO2.
Câu 15:

Cho các nguyên tố P (Z = 15), S (Z = 16), Cl (Z = 17). So sánh tính acid của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của các nguyên tố trên.

H3PO4 < H2SO4 < HClO4.
HClO4 < H2SO4 < H3PO3.
H2SO4 < HClO4 < H3PO4.
H3PO4 < HClO4 < H2SO4.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: