Bài toán thiết diện của hình chóp

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho hình chóp S.ABCD  có đáy ABCD  là hình thang đáy lớn AB . Gọi M  là một điểm trên cạnh CD;(α) là mặt phẳng qua M  và song song với SA  và BC. Thiết diện của mp(α) với hình chóp là:

A.Hình tam giác

B.Hình thang

C.Hình bình hành

D.Hình chữ nhật

Câu 2:

Cho hình chóp S.ABCD  có đáy ABCD  là hình bình hành. Gọi d  là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD)  và (SBC) . Khẳng định nào sau đây là đúng?

A.d  qua S  và song song với BC 

B.d  qua S  và song song với DC 

C.d  qua S  và song song với AB

D.d  qua S  và song song với BD 

Câu 3:

Cho tứ diện ABCD  có AB=CD . Mặt phẳng (α) qua trung điểm của AC  và song song với AB,CD  cắt ABCD  theo thiết diện là:

A.Hình tam giác

B.Hình vuông 

C.Hình thoi

D.Hình chữ nhật

Câu 4:

Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′,AC và BD cắt nhau tại O,A′C′ và B′D′ cắt nhau tại O′ . Các điểm M,N,P  theo thứ tự là trung điểm của AB,BC,O′B′. Khi đó thiết diện do mặt phẳng (MNP)  cắt hình lập phương sẽ là đa giác có số cạnh là bao nhiêu?

A.3 

B.4 

C.5

D.6 

Câu 5:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có cạnh đáy AB  và CD. Gọi I,J  lần lượt là trung điểm của các cạnh AD  và BC  và G là trọng tâm tam giác SAB. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (IJG)

A.Là đường thẳng song song với AB 

B.Là đường thẳng song song với CD 

C.Là đường song song với đường trung bình của hình thang ABCD 

D.Cả A, B, C đều đúng

Câu 6:

Cho chóp tứ giác S.ABCD  có hai đường chéo AC  và BD. Gọi EE  và FF  lần lượt là giao điểm của AB  và CD,AD  và BC . Một mặt phẳng (α) đi qua điểm M  trên cạnh SB (M nằm giữa S  và B ) song song với SE  và SF  (SE không vuông góc với SF). Thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) có số cạnh là:

A.3

B.4 

C.5      

D.6 

Câu 7:

Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AD lấy trung điểm M, trên cạnh BC lấy điểm N bất kỳ. Gọi (α) là mặt phẳng chứa đường thẳng MN và song song với CD. Xác định vị trí của điểm N trên cạnh BC sao cho thiết diện là hình bình hành.

A.\[NB = \frac{1}{2}BC\]

B.\[\frac{{NB}}{{NC}} = \frac{1}{2}\]

C. \[\frac{{BN}}{{CN}} = 2\]

D. \[NC = \frac{1}{3}NB.\]

Câu 8:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, tam giác SBD  cân tại S. Gọi M là điểm tùy ý trên AO. Mặt phẳng (α) đi qua M và song song với SA,BD  cắt SO,SB,AB tại N,P,Q. Tứ giác MNPQ  là hình gì?

A.Hình thang

B.Hình bình hành

C.Hình chữ nhật

D.Hình tam giác

Câu 9:

Cho hình chóp S.ABCD . Gọi M,N là hai điểm lần lượt thuộc cạnh AB  và CD;(α) là mặt phẳng đi qua MN  và song song với SA . Tìm điều kiện của MN  để thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp(α) là một hình thang.

A.MN  và BC đồng phẳng

B.MN  và BC song song với nhau

C.ABCD  là hình thang và MN là đường trung bình của hình thang ABCDABCD 

D.Đáp án khác

Câu 10:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có cạnh đáy AB và CD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh AD  và BC  và G  là trọng tâm tam giác SAB. Tìm điều kiện của AB  và CD  để thiết diện của (IJG) và hình chóp là một hình bình hành.

A.\[AB = \frac{2}{3}CD\]

B. \[AB = CD\]

C. \[AB = \frac{3}{2}CD\]

D. \[AB = 3CD\]

Câu 11:

Cho hình chóp S.ABCD,O là điểm nằm bên trong tam giác ACD. Thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) đi qua O  và song song với AC  và SD có số cạnh bằng:

A.3 

B.4 

C.5 

D.6 

Câu 12:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là một điểm trên cạnh SC và (α) là mặt phẳng chứa AM và song song với BD. Gọi E và F lần lượt là giao điểm của (α) với các cạnh SB,SD, gọi I là giao điểm của ME và BC,J là giao điểm của MF và CD. Nhận xét gì về ba điểm I,J,A?

A.Thẳng hàng

B.Cùng thuộc một đường tròn cố đinh.

C.Ba điểm tạo thành một tam giác

D.Đáp án khác

Câu 13:

Cho tứ diện đều ABCD cạnh a . Gọi M  và P  lần lượt là hai điểm di động trên các cạnh AD và BC sao cho \[MA = PC = x(0 < x < \frac{a}{2})\] . Mặt phẳng (α) đi qua MP  song song với CD cắt tứ diện theo một thiết diện là hình gì?

A.Hình bình hành

B.Hình thoi

C.Hình thang

D.Hình thang cân

Câu 14:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC  là tam giác đều cạnh a,SA=SB=SC=2a.M  là một điểm trên đoạn SB  mà SM=m(0

A.4a 

B.4a−m 

C.4a−2m 

D.2a+m 

Câu 15:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn BC , đáy nhỏ AD.  Mặt bên (SAD) là tam giác đều, (α) là mặt phẳng đi qua M  trên cạnh AB , song song với SA,BC. Mp(α)cắt các cạnh CD,SC,SB lần lượt tại N,P,Q.MNPQ  là hình gì?

A.Hình thoi

B.Hình bình hành

C.Tứ giác có các cạnh đối cắt nhau        

D.Hình thang cân

Câu 16:

Cho tứ diện ABCD  có \[AB = a,CD = b,AB \bot CD\]. Gọi I  và J lần lượt là trung điểm của AB  và CD. Mặt phẳng (α) qua M  nằm trên đoạn I  và song song với AB và CD. Giao tuyến của mặt phẳng (α) và hình chóp có diện tích bằng bao nhiêu, biết IJ=3IM

A.\[\frac{{2ab}}{3}\]

B. \[\frac{{2ab}}{9}\]

C. \[\frac{{ab}}{3}\]

D. \[\frac{{ab}}{9}\]

Câu 17:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi điểm M là điểm thuộc cạnh SD sao cho SM=\(\frac{2}{3}\)SD (minh họa như hình vẽ). Mặt phẳng chứa AM và song song với BD cắt cạnh SC tại K. Tỷ số \(\frac{{SK}}{{SC}}\) bằng

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi điểm M là điểm thuộc cạnh SD sao cho SM= (ảnh 1)

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi điểm M là điểm thuộc cạnh SD sao cho SM= (ảnh 2)

A.\[\frac{1}{3}\]

B. \[\frac{2}{3}\]

C. \[\frac{1}{2}\]

D. \[\frac{3}{4}\]

Câu 18:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông. Gọi O là giao điểm của AC và BD, M là trung điểm của DO, (α) là mặt phẳng đi qua M và song song với AC và SD. Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (α) là hình gì.

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông. Gọi O là giao điểm của AC và BD, M là trung điểm của DO,  (ảnh 1)

A.Ngũ giác

B.Tứ giác.

C.Lục giác

D.Tam giác.

Câu 19:

Cho hình chóp S.ABCD, G là điểm nằm trong tam giác SCD. E, F lần lượt là trung điểm của AB và AD. Thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (EFG) là

A.Tam giác.

B.Tứ giác.

C.Ngũ giác.

D.Lục giác

Câu 20:

Cho tứ diện ABCD có AB=6, CD=8. Cắt tứ diện bởi một mặt phẳng song song với AB, CD để thiết diện thu được là một hình thoi. Cạnh của hình thoi đó bằng

A.\[\frac{{31}}{7}\]

B. \[\frac{{18}}{7}\]

C. \[\frac{{24}}{7}\]

D. \[\frac{{15}}{7}\]

Câu 21:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′, gọi M là trung điểm CD, (P) là mặt phẳng đi qua M và song song với B′D và CD′. Thiết diện của hình hộp cắt bởi mặt phẳng (P) là hình gì?

A.Ngũ giác

B.Tứ giác

C.Tam giác

D.Lục giác

Câu 22:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB//CD). Gọi I,J lần lượt là trung điểm của các cạnh AD,BCvà G là trọng tâm tam giác SAB. Biết thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (IJG) là hình bình hành. Hỏi khẳng định nào sao đây đúng?

A.\[AB = \frac{1}{3}CD\]

b. \[AB = \frac{3}{2}CD\]

c. \[AB = 3CD\]

d. \[AB = \frac{2}{3}CD\]

Câu 23:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, N là trọng tâm tam giác SAB. Đường thẳng MN cắt mặt phẳng (SBC) tại điểm I. Tính tỷ số \(\frac{{IN}}{{IM}}\).

A.\[\frac{3}{4}\]

b. \[\frac{1}{3}\]

c. \(\frac{1}{2}\)

d. \[\frac{2}{3}\]

Câu 24:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh 3a, SA=SD=3a, SB=SC=\(3a\sqrt 3 \). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA và SD, P là điểm thuộc cạnh AB sao cho AP=2a. Tính diện tích thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (MNP).

A.\[\frac{{9{a^2}\sqrt {139} }}{4}\]

B. \[\frac{{9{a^2}\sqrt {139} }}{8}\]

C. \[\frac{{9{a^2}\sqrt 7 }}{8}\]

D. \[\frac{{9{a^2}\sqrt {139} }}{{16}}\]

Câu 25:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Trên các cạnh AA′, BB′, CC′ lần lượt lấy ba điểm M, N, P sao cho \[\frac{{A'M}}{{{\rm{AA}}'}} = \frac{1}{3},\frac{{B'N}}{{BB'}} = \frac{2}{3},\frac{{C'P}}{{CC'}} = \frac{1}{2}\]. Biết mặt phẳng (MNP) cắt cạnh DD′ tại Q. Tính tỉ số \[\frac{{D'Q}}{{{\rm{DD}}'}}\]

A.\[\frac{1}{6}\]

b. \[\frac{1}{3}\]

c. \[\frac{5}{6}\]

d. \[\frac{2}{3}\]

Câu 26:

Cho tứ diện ABCD có AB=a, CD=b. Gọi I, J lần lượt là trung điểm AB và CD, giả sử AB⊥CD. Mặt phẳng (α) qua M nằm trên đoạn IJ và song song với AB và CD Tính diện tích thiết diện của tứ diện ABCD với mặt phẳng (α) biết \[IM = \frac{1}{3}IJ\].

A.\(ab\)

B. \[\frac{{ab}}{9}\]

C. \(2ab\)

C. \[\frac{{2ab}}{9}\]

Câu 27:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, mặt bên SAB là tam giác vuông tại A, \(SA = a\sqrt 3 ,SB = 2a\). Điểm M nằm trên đoạn AD sao cho AM=2MD. Gọi (P) là mặt phẳng qua M và song song với (SAB). Tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (P).

A.\[\frac{{5{a^2}\sqrt 3 }}{{18}}\]

B. \[\frac{{5{a^2}\sqrt 3 }}{6}\]

C. \[\frac{{4{a^2}\sqrt 3 }}{9}\]

D. \[\frac{{4{a^2}\sqrt 3 }}{3}\]

Câu 28:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, các cạnh bên bằng \(a\sqrt 2 \) Gọi M là trung điểm của SD. Tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (ABM).

A.\[\frac{{3\sqrt {15} {a^2}}}{{16}}\]

B. \[\frac{{3\sqrt 5 {a^2}}}{{16}}\]

C. \[\frac{{3\sqrt 5 {a^2}}}{8}\]

D. \[\frac{{\sqrt {15} {a^2}}}{{16}}\]

Câu 29:

Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′ cạnh aa. Các điểm M,N,P theo thứ tự đó thuộc các cạnh BB′,C′D′,DA sao cho \[BM = C\prime N = DP = \frac{a}{3}\]. Tìm diện tích thiết diện S của hình lập phương khi cắt bởi mặt phẳng (MNP).

A.\[S = \frac{{17\sqrt 3 {a^2}}}{{18}}.\]

B. \[S = \frac{{5\sqrt 3 {a^2}}}{{18}}.\]

C. \[S = \frac{{13\sqrt 3 {a^2}}}{{18}}.\]

D. \[S = \frac{{11\sqrt 3 {a^2}}}{{18}}.\]

Câu 30:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi A′ là điểm trên SA sao cho \[\overrightarrow {{\rm{AA}}'} = \frac{1}{2}\overrightarrow {A'S} \]. Mặt phẳng (α) qua A′ cắt các cạnh SB, SC, SD lần lượt tại B′, C′, D′. Tính giá trị của biểu thức \(T = \frac{{SB}}{{SB'}} + \frac{{SD}}{{SD'}} - \frac{{SC}}{{SC'}}\).

A.\[T = \frac{3}{2}\]

b. \[T = \frac{1}{3}\]

C. \[T = 2\]

D. \[T = \frac{1}{2}\]