Bộ 15 đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
A. Xuất hiện dòng điện một chiều.
B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. Xuất hiện dòng điện không đổi.
D. Không xuất hiện dòng điện.
Câu 2:
Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ có đặc điểm
A. cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
D. ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
Câu 3:
Máy biến thế có cuộn dây
A. Đưa điện vào là cuộn cung cấp
B. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp
C. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp
D. Lấy điện ra là cuộn thứ cấp
Câu 4:
Tia sáng tới thấu kính phân kì cho tia ló tiếp tục truyền thẳng là
A. tia tới song song trục chính thấu kính.
B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.

D. cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 5:
Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, với cùng một hiệu điện thế, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt
A. Tăng 2 lần.
B. Giảm 2 lần
C. Tăng 4 lần
D. Giảm 4 lần
Câu 6:
Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Php do tỏa nhiệt là

A. Php=U.RU2 

B. Php=P2.RU2 

C. Php=P2.RU 

D. Php=U.R2U2 

Câu 7:
Kính lúp là thấu kính hội tụ có
A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.

B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.

C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 8:
Máy biến thế dùng để:
A. giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi
B. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi
C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế
Câu 9:
Câu khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây.
B. Trong máy phát điện xoay chiều, rôto luôn đứng yên.
C. Dòng điện xoay chiêu có tác dụng quang, tác dụng nhiệt và tác dụng từ.
D. Có thể làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều bằng nhiều cách như: dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió.
Câu 10:
Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì 1 đơn vị điện năng lớn hơn 1 đơn vị cơ năng.

B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.

C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Câu 11:
Khi nhìn thấy vật màu đen thì
A. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng.
B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh.
C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ.
D. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt
Câu 12:
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 13:
Biểu hiện của mắt cận là
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Câu 14:
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.
D. chùm tia ló song song khác.
Câu 15:
Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm
A. là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính.
B. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính.
C. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính.
D. mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính
Câu 16:
Hình bên là tiết diện mặt cắt ngang của một số thấu kính. Hình nào không phải là thấu kính phân kì?
Media VietJack
A. hình a
B. hình b
C. hình c
D. hình d
Câu 17:
Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều?
A. Giá trị cực đại
B. Giá trị cực tiểu
C. Giá trị trung bình
D. Giá trị hiệu dụng.
Câu 18:
Người ta bố trí một hệ quang học như hình vẽ (hình 3) để xác định tiêu cự của thấu kính. Khi dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét trên màn, ta thấy OA = OA’ = 16cm và AB = A’B’. Tiêu cự của thấu kính là
Media VietJack
A. 4cm
B. 3cm
C. 12cm
D. 8cm
Câu 19:
Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính hội tụ phẳng
A. tiêu cự của thấu kính.
B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
D. một nửa tiêu cự của thấu kính.
Câu 20:
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 21:
Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì?
Media VietJack
 
A. hình a
B. hình b
C. hình c

D. hình d

Câu 22:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 15cm cho ảnh thật A’B’ cách thấu kính 30 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 30cm
B. 10cm.
C. 45cm.
D. 15cm
Câu 23:
Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát điện thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì:
A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng

C. Từ trường trong cuộn dây không biến đổi

D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm
Câu 24:
Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
A. Gương cầu lồi.
B. Gương cầu lõm.
C. Thấu kính hội tụ.
D. Thấu kính phân kỳ.
Câu 25:
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng khôngnảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. quả bóng bị trái đất hút.
B. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
C. quả bóng đã thực hiện công.
D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 26:
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
A. tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia tới và tia khúc xạ.
C. tia tới và mặt phân cách.

D. tia tới và điểm tới.

Câu 27:
Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?
A. Cơ năng.
B. Điện năng.
C. Hoá năng.
D. Quang năng.
Câu 28:
Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 100cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?
A. Không mắc tật gì
B. Mắc tật cận thị
C. Mắc tật lão thị
D. Cả 3 câu A, B, C đều sai
Câu 29:
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 90V và 220V. Nếu số vòng dây cuộn thứ cấp là 1100 vòng, thì số vòng dây cuộn sơ cấp?
A. 2688 vòng.
B. 450 vòng.
C. 268 vòng.
D. 45 vòng.
Câu 30:
Người ta có thể phân tích ánh sáng trắng bằng cách
A. cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD.
B. cho chùm sáng trắng phản xạ trên bề mặt của gương phẳng.
C. cho chùm sáng trắng phản xạ trên bề mặt của gương cầu.
D. cho chùm sáng trắng phản xạ trên bề mặt của thấu kính.
Câu 31:
Nguồn sáng nào dưới đây phát ánh sáng trắng?
A. Đèn led vàng
B. Đèn neon trong bút thử điện
C. Đèn pin
D. Con đom đóm
Câu 32:
Trên giá đỡ của một cái kính lúp có ghi 2,5x. Đó là:
A. Một thấu kính hội tụ có tiêụ cự 2,5cm.
B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5cm.
C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.
D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm.
Câu 33:
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 34:
Câu khẳng định nào sau đây sai
A. Trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau.

B. Có thể phân tích chùm ánh sáng trắng thành những chùm ánh sáng màu khác nhau.

C. Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu

D. Không thể phân tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính.

Câu 35:
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng ?
A. Luôn được bảo toàn
B. Luôn tăng thêm
C. Luôn bị hao hụt
D. Lúc tăng, lúc giảm
Câu 36:
Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như
A. kính phân kì.
B. kính hội tụ.
C. kính mát.
D. kính râm.
Câu 37:
Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Máy thu thanh dùng pin.
B. Nồi cơm điện
C. Tủ lạnh.
D. Ấm đun nước
Câu 38:
Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ vật này sang vật khác.

C. Năng lượng của một vật luôn được bảo toàn

D. Cả A và B đúng.
Câu 39:
Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng
A. từ điểm cực cận đến mắt.
B. từ điểm cực viễn đến vô cực.
C. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. từ điểm cực viễn đến mắt.
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm ánh sáng trắng hẹp vào nó?

A. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.

B. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.

C. Lăng kính có tác dụng phân tích các chùm ánh sáng màu có sẵn trong chùm ánh sáng trắng.

D. Các phát biểu A, B, C, đều đúng.