Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 11

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây ở nước ta có chế độ mưa vào “thu - đông” ?

A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.   
B. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
D. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.
Câu 2:

Ý nào sau đây không phải đặc điểm sông ngòi nước ta.

A. Chế độ nước theo mùa.    
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Sông nhiều nước, giàu phù sa.
D. Sông ngòi có diện tích lưu vực lớn.
Câu 3:

Cho bảng số liệu

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Hà Nội

1667

989

Huế

2868

100

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

 (Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Căn cứ vảo bảng số liệu, cho biết phương án nào sau đây đúng khi nhận xét về cân bằng ẩm của ba địa điểm trên?

A. Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm bằng nhau.
B. Huế có cân bằng ẩm cao nhất, kế đến là TP. Hồ Chí Minh.
C. So với ba địa điểm, Hà Nội có cân bằng ẩm cao nhất, kế đến là Huế.
D. Huế có cân bằng ẩm cao nhất, kế đến Hà Nội, thấp nhất là TP. Hồ Chí Minh.
Câu 4:

Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh.
B. rừng lá kim và rừng cận nhiệt ẩm.
C. rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
D. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa sông.
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do núi ăn lan ra biển.
C. Ven biển có cồn cát và đầm phá.
D. Đất nhiều cát, độ phì thấp.
Câu 6:

Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong sản xuất ngành trồng trọt là

A. thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất.
B. hiện tượng động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.
C. thời tiết khắc nghiệt, nhất là hiện tượng rét đậm, rét hại.
D. hầu hết diện tích đất canh tác đã bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Câu 7:

Nhà nước đã thực hiện giải pháp nào sau đây để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?

A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống nhiễm nước.
B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm.
D. Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, tránh lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Câu 8:

Vùng biển nào sau đây của nước ta được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền?

A. Nội thủy.
B. Đặc quyền kinh tế.
C. Tiếp giáp lãnh hải.
D. Lãnh hải.
Câu 9:

Ở nước ta, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng trực tiếp nhất và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất ngành nào sau đây?

A. Hoạt động ngành thương mại.     
B. Hoạt động ngành thông tin liên lạc.
C. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 10:

Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng?

A. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
B. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.
C. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
D. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đó không được bồi tụ phù sa.
Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây ở nước ta thiên nhiên phân hóa đủ 3 đại cao, đai nhiệt đới gió mùa, đai ôn nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi?

A. Tây Côn Lĩnh
B. Phanxipăng.
C. Rào Cỏ.  
D. Khoan La San.
Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vào đầu mùa hạ, vùng khí hậu nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nhiều nhất?

A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.      
B. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.   
D. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc bộ.
Câu 13:

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được thành tạo và phát triển do

A. phù sa sông bồi tụ.
B. biển đóng vai trò chủ yếu.
C. phong hóa trên đá badan.     
D. phong hóa trên đà mẹ axit.
Câu 14:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển

A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 15:

Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm địa hình nào sau đây?

A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, hướng núi vòng cung.
B. Các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Vùng núi cao nhất nước ta, với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam.
D. Gồm các khối núi vả cao nguyên, có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây.
Câu 16:

Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu là do

A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Tín phong bán cầu Bắc.
B. sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
C. ảnh hưởng của gió mùa và hướng các dãy núi.
D. ảnh hưởng hoàn lưu gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 17:

Cho bảng số liệu:

SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: Triệu ha)

Năm

Tổng diện tích có rừng

Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

1943

14,3

14,3

0

1983

7,2

6,8

0,4

2005

12,7

10,2

2,5

(Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung bảng số liệu trên?

A. Từ năm 1943 – 2005, diện tích rừng trồng và diện tích rừng tự nhiên đều tăng.
B. Diện tích rừng tự nhiên 2005 so với 1983 tăng.
C. Năm 2005, diện tích rừng trồng chiếm tỉ trọng nhỏ hơn diện tích rừng tự nhiên.
D. Tổng diện tích có rừng 2005 so với 1943 giảm.
Câu 18:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
B. Đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước.
C. Địa hình phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiêm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
Câu 19:

Căn cứ vào biểu độ tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông ở Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?

A. Sông Mê Công (Cửu Long).    
B. Sông Hồng
C. Sông Đồng Nai. 
D. Sông Mã.
Câu 20:

Điểm giống nhau của gió mùa mùa đông và gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động trên lãnh thổ

A. hướng gió đông bắc.    
B. tính chất khô nóng.
C. hướng gió tây nam.  
D. tính chất lạnh khô.
Câu 21:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: 0C)

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I

Nhiệt độ trung bình tháng VII

Nhiệt dộ trung bình năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,1

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

(Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình tháng VII nhìn chung ít thay đổi khi đi từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình tháng I của Lạng Sơn thấp hơn nhiều so với TP. Hồ Chí Minh.
D. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm cao nhất, kế đến Quy Nhơn, thấp nhất
Câu 22:

Vào đầu mùa hạ, khối khí nào sau đây gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên?

A. Khối khí chí tuyến bán cầu Nam.    
B. Khối khí chí tuyến bán cầu Bắc.
C. Khối khí lạnh phương Bắc.
D. Khối khí Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 23:

Miền núi nước ta có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành

A. vùng chuyên canh cây lương thực và cây ăn quả.
B. các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
C. các khu dân cư tập trung và các khu thương mại.
D. các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp.
Câu 24:

Dựa vào trang Hành chính Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết điểm cực Bắc lãnh thổ nước ta (xã Lũng Cú) nằm ở tỉnh nào sau đây?

A. Cao Bằng.
B. Điện Biên.
C. Hà Giang.
D. Quảng Ninh.
Câu 25:

Tháng 1- 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức nào sau đây?

A. WB.
B. WTO.
C. UNICEF.   
D. WHO.
Câu 26:

Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào sau đây?

A. WTO.
B. APEC.
C. NAFTA.
D. ASEAN.
Câu 27:

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao

A. từ 600m – 700m lên đến 2600m.  
B. trung bình dưới 600m - 700m.
C. từ 900mm – 1000m.   
D. từ 900 - 1000m lên đến 260m.
Câu 28:

Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, các quốc gia khác được quyền

A. bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên.
B. đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm.
C. đánh bắt hải sản và bảo tồn tài nguyên sinh vật.
D. thăm dò và khai thác dầu mỏ.
Câu 29:

Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa khí hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam?

A. Hoàn lưu gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới
B. Hướng núi và gió mùa
C. Độ cao địa hình và hướng núi.
D. Lãnh thổ kéo dài theo vĩ độ
Câu 30:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là

A. rừng ngập mặn.
B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
D. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
Câu 31:

Dựa vào trang Hành chính Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia?

A. Quảng Nam.
B. Kon Tum.
C. Điện Biên.
D. Kiên Giang.
Câu 32:

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta phân hoá thành 3 dải rõ rệt, đó là

A. vùng đồi núi - vùng đồng bằng ven biển - Vùng biển và thềm lục địa.
B. vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi – vùng biển và thềm lục địa.
C. vùng biển và thềm lục địa - Vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
D. vùng đồi núi - vùng biển và thềm lục địa - vùng đồng bằng ven biển.
Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp các cánh cung sau đây theo thứ tự từ Tây sang Đông?

A. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn.
B. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
C. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều.
D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Câu 34:

Ý nào sau đây là đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.   
B. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
C. Khí hậu nhiệt đới có một mùa khô ẩm.
D. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa.
Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết vịnh Cam Ranh thuộc

A. Tỉnh Bình Định.
B. TP. Đà Nẵng
C. Tỉnh Ninh Thuận.       
D. Tỉnh Khánh Hòa
Câu 36:

Vùng biển nước ta có diện tích khoảng

A. 3,5 triệu km2.
B. 3260 nghìn km2.   
C. 1 triệu km2.
D. 2360 nghìn km2.
Câu 37:

Một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta là

A. cấm khai thác gỗ quý, cấm chặt phá và gây cháy rừng.
B. có kế hoạch xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia.
C. bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
D. chống ô nhiễm đất do chất hóa học, thuốc trừ sâu, bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm.
Câu 38:

Biển Đông đã ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết, khí hậu nước ta vào thời kì mùa Đông?

A. Gây ra thời tiết lạnh và khô ở các tỉnh phía Bắc.
B. Gây ra áp thấp, bão, sóng thần, động đất và sạt lở bờ biển.
C. Làm cho vùng khí hậu Đông Bắc Bộ có mùa đông lạnh kéo dài.
D. Làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh và khô.
Câu 39:

Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở

A. Bắc Trung Bộ.    
B. Tây Nguyên.   
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.      
D. Đông Nam Bộ.
Câu 40:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông thể hiện rõ qua các yếu tố

A. hải văn và sinh vật biển.    
B. khí hậu và địa hình.
C. sinh vật và khoáng sản.
D. địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển.