Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 15

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước

A. Được khai thác các nguồn lợi thủy hải sản, dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
C. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
D. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.
Câu 2:

Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và biến đổi địa hình nước ta là

A. Con người.   
B. Biến đổi khí hậu
C. Quá trình xâm thực và bồi tụ   
D. Qúa trình trượt lở đất
Câu 3:

Dựa vào số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP Hồ Chí Minh

1931

1686

Nhận định nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh?

A. Chênh lệch giữa lượng mưa với lượng bốc hơi cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội.
B. TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất, Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất.
C. Cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
D. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
Câu 4:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào dưới đây không giáp với Lào?

A. Lai Châu.
B. Điện Biên
C. Kon Tum.
D. Quảng Nam.
Câu 5:

Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc và Nam là do

A. Miền Nam chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam.
B. Miền Nam chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
C. ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình và gió mùa Tây Nam.
D. ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình và gió mùa Đông Bắc
Câu 6:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm của khí hậu phía Nam?

A. Chịu tác động của gió tín phong Đông Bắc
B. Có mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
C. Khí hậu nóng đều quanh năm.  
D. Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
Câu 7:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do

A. Đồi núi nước ta có địa hình hiểm trở.
B. Đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ rang.
C. Đồi núi thấ chiếm ưu thế tuyệt đối.
D. Đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ.
Câu 8:

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của

A. Gió mùa Đông Bắc.   
B. Gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong Bắc bán cầu.    
D. Gió Đông Nam.
Câu 9:

Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
B. Biển Đông mạng lại một lượng mưa lớn.
C. Biển Đông làm giảm tính khắc nghiệt khí hậu nước ta.
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc.
Câu 10:

Biển Đông là một vùng biển kín do bị bao bọc bởi

A. Lục địa và các vòng cung đảo.
B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
C. Các quốc gia có chung vùng biển với Việt Nam.
D. Vành đai lửa châu Á -Thái Bình Dương.
Câu 11:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định các địa điểm du lịch biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Sa Huỳnh, Dốc Lết.   
B. Sầm Sơn, Sa Huỳnh, Cửa Lò, Dốc Lết.
C. Dốc Lết, Sầm Sơn, Cửa Lò, Sa Huỳnh.    
D. Sa Huỳnh, Sầm Sơn, Dốc Lết, Cửa Lò.
Câu 12:

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta từ

A. Tháng V đến tháng X.   
B. Tháng VIII đến tháng X.
C. Tháng XI đến tháng IV năm sau.
D. Tháng V đến tháng VII.
Câu 13:

Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có chung một đặc điểm là

A. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.
B. Hình thành trên vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng.
C. Có địa hình thấp và bằng phẳng.
D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Câu 14:

Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa cho vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    
B. Duyên hải miền Trung.
C. Tây Nguyên và Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 15:

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. Rừng thưa nhiệt đới khô.     
B. Rừng nhiệt đói ẩm lá rộng thường xanh.
C. Rừng cận nhiệt đới gió mùa thường xanh.  
D. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
Câu 16:

Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. Nằm ở tả ngạn sông Cả.      
B. Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
C. Từ hữu ngạn sông Sông và sông Cả.  
D. Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã.
Câu 17:

Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho miền Bắc, miền Nam và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là

A. Gió Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.  
B. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
C. Gió Tây Nam và frông.
D. Gió Đông Bắc và frông.
Câu 18:

Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta có đặc trưng

A. Cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa – khô.
B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
C. Nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng.
D. Nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh ẩm.
Câu 19:

Năng suất lúa ở đồng bằng ven biển miền Trung không cao, chủ yếu do

A. Đất phèn, đất mặn quá nhiều.
B. Diện tích nhỏ, bị chia cắt mạnh.
C. Đất nghèo chất dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa.
D. Đất phù sa bị bạc màu.
Câu 20:

Điểm cực Đông trên đất liền nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Khánh Hòa.   
B. Điện Biên.
C. Cà Mau
D. Hà Giang.
Câu 21:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7 cho biết Vịnh Hạ Long, vịnh Xuân Đài lần lượt thuộc các tỉnh, TP nào?

A. Hải Phòng, Đà Nẵng.  
B. Quảng Ninh, Phú Yên.
C. Quảng Ninh, Quảng Nam.
D. Phú Yên, Hải Phòng
Câu 22:

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất

A. Cận nhiệt đới ẩm gió mùa.   
B. Nhiệt đới khô
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa.  
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 23:

Cho số liệu sau: Nhiệt độ trung bình của các địa điểm (0oC)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

TP Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

 

Để thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ tròn.
Câu 24:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang7 khí hậu cho biết khu vực nào trong năm có tần suất bão cao nhất?

A. Bắc Bộ.  
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.       
D. Nam Bộ.
Câu 25:

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

A. Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường khu vực và quốc tế.
B. Trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.
C. Phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
D. Đội ngũ lao động có trình độ khoa học kĩ thuật di cư đến các nước phát triển.
Câu 26:

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta với đặc điểm

A. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh ẩm, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh khô.
B. Thời tiết lạnh khô kéo dài từ tháng IX đến tháng IV năm sau.
C. Thời tiết lạnh ẩm kéo dài từ tháng XI đến tháng V năm sau.
D. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm
Câu 27:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Bên cạnh núi cao còn có vùng đồi trung du và bán bình nguyên.
B. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
C. Miền núi có các cao nguyên ba dan xếp tầng và các cao nguyên đá vôi.
D. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
Câu 28:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? (ảnh 1)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm của nước ta.
B. Nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm của nước ta.
C. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm của nước ta.
D. Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm của nước ta.
Câu 29:

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo.      
B. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng ngập mặn ven biển.  
D. Đới rừng ôn đới núi cao.
Câu 30:

Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của thành phố Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (°C)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Lượng mưa (mm)

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

 

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của TP Hà Nội?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, biên độ nhiệt năm không lớn, lượng mưa không lớn.
B. Nhiệt độ dưới 20oC kéo dài tới 4 tháng (tháng 11, 12, 1, 2), lượng mưa lớn.
C. Nền nhiệt cao, tổng lượng mưa lớn và lượng mưa tương đối đồng đều giữa các tháng.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, biên độ nhiệt năm lớn, mưa khá nhiều, cực đại tháng 8.
Câu 31:

Thành tựu nổi bật nhất mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và quốc tế là

A. Ngoại thương phát triển ở tầng cao mới.
B. Hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh.
C. Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh.
Câu 32:

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, châu Phi là nhờ

A. Nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
B. Nằm tiếp giáp biển Đông.
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.