Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng gương?

A. Xenlulozơ.

B. Saccarozơ.

C. Glucozơ.

D. Tinh bột.
Câu 2:

Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất?

A. Cu.

B. Al.

C. Ag.

D. Fe.
Câu 3:

Tính chất vật nào sau đây không phải của saccarozơ?

A. tan trong nước.

B. chất rắn.

C. vị ngọt.

D. màu trắng.
Câu 4:

Trong bảng tuần hoàn, nhóm nguyên tố nào chỉ gồm kim loại?

A. nhóm VIA.

B. tất cả nhóm B.

C. nhóm VIIA.

D. nhóm VA.
Câu 5:

Loại đường được điều chế từ thủy phân tinh bột trong môi trường axit là

A. saccarozơ.

B. saccarin.

C. glucozơ.

D. fructozơ.
Câu 6:

Chất nào sau đây thuộc amin bậc 3?

A. CH3NH2.

B. (CH3)2NH.       

C. C2H5NH2.        

D. (CH3)3N.
Câu 7:

Chất NH2-CH2-COOH có tên thường

A. axit 2-amino etanoic.

B. axit amino axetic.

C. glyxin.

D. alanin.
Câu 8:

Thủy phân CH3COOC2H5 trong môi trường axit thu được axit có công thức:

A. CH3OH.

B. CH3COOH.

C. C2H5COOH.

D. C2H5OH.
Câu 9:

Polime nào sau đây có tính đàn hồi?

A. Polibuta-1,3-đien.

B. Polietilen.

C. Poli(vinyl clorua).

D. Poliacrilonitrin.
Câu 10:

Để rửa tay do dầu luyn khi sửa chữa xe đạp, xe máy, ta dùng chất nào sau đây là hiệu quả nhất?

A. phòng.

B. dầu ăn.

C. rượu.

D. giấm.
Câu 11:

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. Tính khử.

B. Tính axit.

C. Tính oxi hóa.

D. Tính bazơ.
Câu 12:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ag.

B. K.

C. Ca.

D. Na.
Câu 13:

Ion kim loại nào sau đây tính oxi hóa yếu nhất trong số: Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+?

A. Al3+

B. Ag+.       

C. Fe3+.      

D. Fe2+.
Câu 14:

Công thức nào sau đây là công thức của chất béo không no?

A. (C17H33COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (CH3COO)3C3H5.

D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 15:

Để giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, đặc biệt các loại cây rau (rau cải, rau muống, lách.), người nông dân thường sử dụng loại phân nào sau đây để bón cho cây?

A. đạm urê.

B. phân kali.

C. NPK.

D. supe lân.
Câu 16:

Chất C6H5NH2 (anilin) phản ứng được với chất nào sau đây tạo kết tủa trắng?

A. dung dịch CH3COOH.

B. nước brom.

C. dung dịch H2SO4.

D. dung dịch HCl.
Câu 17:

Chất X công thức C3H7NO2, biết X tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường. Chất X có thể là chất nào sau đây?

A. amoni acrylat.

B. axit β-amino propionic.

C. metyl amino axetic.

D. alanin.
Câu 18:

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm

A. 2 muối và 2 ancol.

B. 2 muối 1 ancol.

C. 1 muối và 2 ancol.

D. 1 muối 1 ancol.
Câu 19:

Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn kim loại?

A. Thanh Cu nguyên chất ngâm trong dung dịch HCl.

B. Thanh Al nguyên chất ngâm trong dung dịch NaCl.

C. Phủ lớp sơn vào cửa làm bằng nhôm.

D. Thanh thép để ngoài không khí ẩm.
Câu 20:

Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại nhóm IIA. catot thu được 6 gam kim loại ở anot thu được 3,36 lít khí thoát ra. Kim loại đó là.

A. Na.

B. Mg.

C. Ba.

D. Ca.
Câu 21:

Thí nghiệm nào sau đây chắc chắn có bọt khí thoát ra:

A. Cho mẩu Mg vào dung dịch HNO3 loãng.

B. Cho mẩu Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

C. Cho mẩu Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

D. Cho mẩu Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 22:

Để chứng minh phân tử glucozơ nhiều nhóm hiđroxyl (OH), người ta dùng phản ứng nào sau đây?

A. Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3.

B. Khử glucozơ bằng H2/Ni đun nóng.

C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.

D. Hòa tan Cu(OH)2 điều kiện thường.
Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

B. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.

D. visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ nhân tạo.
Câu 24:

Phản ứng xảy ra trong dung dịch có phương trình ion rút gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4

A. Ba(OH)2 + MgSO4 Mg(OH)2 + BaSO4.

B. BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl.

C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

D. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O.
Câu 25:

Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó cũng là chất gây nghiện nhưng nhẹ hơn ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong methadone như sau: %C = 81,553%; %H = 8,378%; %N = 4,531%, còn lại là oxi. Biết trong phân tử methadone có 1 nguyên tử N. Số nguyên tử C trong phân tử methadone

A. 27.

B. 29.

C. 20.

D. 21.
Câu 26:

Cho m gam alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 12,55 gam muối. Giá trị của m là

A. 3,65 gam.

B. 8,9 gam.

C. 11,7 gam.

D. 7,5 gam.
Câu 27:

Cho 4,8 gam kim loại M phản ứng vừa đủ với khí Cl2 thu được 19 gam muối. Kim loại M là

A. Cu.

B. Al.

C. Mg.       

D. Fe.
Câu 28:

Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch X m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 6,4.

B. 5,6.

C. 3,4.

D. 4,4.
Câu 29:

Chất X thuộc loại monosaccarit. Đốt cháy hết m gam X thu được V lít CO2. Đem lên men rượu m gam X ở trên với hiệu suất 80% thì thể tích dung dịch ancol etylic 40° thu được là 46 ml (khối lượng riêng rượu nguyên chất là 0,8 g/ml). Giá trị của V

A. 8,96.

B. 26,88.                                  

C. 6,72.                                    

D. 13,44.
Câu 30:

Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X → Y + CO2 (tº).                                  (b) Y + H2O Z

(c) T + Z → R + X + H2O.                           (d) 2T + Z → Q + X + 2H2O  

Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. KOH, K2CO3.

B. Ba(OH)2, KHCO3.

C. KHCO3, Ba(OH)2.

D. K2CO3, KOH.
Câu 31:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm NH2 và một nhóm COOH) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là

A. 8.

B. 10.

C. 9.

D. 7.
Câu 32:

Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a

A. 0,25.

B. 0,30.

C. 0,15.

D. 0,20.
Câu 33:

Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu thu được 44 gam hỗn hợp Y gồm MgO, Fe2O3 và CuO. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 58,4 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 36,0.

B. 22,4.

C. 31,2.

D. 12,8.
Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Nếu cho 25,74 gam X tác dung với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 26,3.

B. 28,02.

C. 26,58.

D. 17,72.
Câu 35:

Cho các phát biểu sau

(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực

(b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc

(c) Thành phần chính trong hạt gạo là tinh bột

(d) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím

(e) Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử

 Số phát biểu đúng là:

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.
Câu 36:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.

(c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng.

(d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.
Câu 37:

Hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3OH. Chia m gam hỗn hợp X làm 3 phần bằng nhau:

+ Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag.

+ Cho phần 2 tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 36,8 gam muối.

+ Cho phần 3 tác dụng với Na dư, kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc).

 Giá trị của m là

A. 91,6.

B. 22,9.

C. 137,4.

D. 45,8.
Câu 38:

Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X giá trị gần nhất với

A. 8%.

B. 9%.

C. 28%.

D. 30%.
Câu 39:

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z trong đó một este hai chức hai este đơn chức, MX < MY < MZ. Cho 24,66 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp gồm các ancol no và 26,42 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn toàn 24,66 gam E thì cần 1,285 mol O2, thu được H2O và 1,09 mol CO2. Khối lượng của X trong 24,66 gam E là

A. 5,18 gam.

B. 6,16 gam.

C. 2,96 gam.

D. 3,48 gam.
Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng phòng hóa chất béo theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Sau 8 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để  nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

(b) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa để tách muối của axit béo.

(c) Nếu thay chất béo bằng etyl axetat, hiện tượng quan sát được giống nhau.

(d) Sản phẩm rắn của thí nghiệm thường dùng để sản xuất xà phòng.

(e) Phần dung dịch còn lại sau sau bước 3 có khả năng hòa tan Cu(OH)2.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.