Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Đồng phân của glucozơ là

A. Sobitol.                                

B. Fructozơ.                             

C. Xenlulozơ.                           

D. Saccarozơ.
Câu 2:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nilon-6.                          

B. Tơ visco.                              

C. Tơ nilon-6,6.                        

D. Tơ tằm.
Câu 3:

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây ?

A. Au.                                      

B. Mg.                                      

C. Cu.                                      

D. Ag.
Câu 4:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Al.                                       

B. Fe.                                       

C. Na.                                      

D. W.
Câu 5:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).                

B. Polibutadien.                        

C. Nilon-6,6.                            

D. Polietilen.
Câu 6:

Ở điều kiện thường, triolein (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái

A. khí.                                      

B. hơi.                                      

C. lỏng.                                    

D. rắn.
Câu 7:

Chất có thể có phản ứng màu biure là

A. Saccarozơ.                           

B. Chất béo.                             

C. Tinh bột.                              

D. Protein.
Câu 8:

Chất nào sau đây là đisaccarit?

A. Glucozơ.                              

B. Xenlulozơ.                           

C. Saccarozơ.                           

D. Tinh bột.
Câu 9:

Tên gọi của chất CH3COOCH3

A. metyl axetat.                        

B. etyl axetat.                           

C. etyl fomat.                           

D. metyl fomat.
Câu 10:

Hợp chất (C17H35COO)3C3H5 có tên gọi là

A. tripanmitin.                          

B. trilinolein.                            

C. tristearin.                             

D. triolein.
Câu 11:

Kim loại nào sau đây có tỉnh khử mạnh nhất trong dãy?

A. Fe.                                       

B. Na.                                      

C. Ag.                                      

D. Cu.
Câu 12:
Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CHCl.                         

B. CH2=CH2.                            

C. CH2=CH2-CH3.                    

D. CH3-CH3.
Câu 13:

Chất nào sau đây là đipeptit?

A. Glyxin.                                

B. Gly-Gly-Ala.                       

C. Ala-Gly.                              

D. Gly-Gly-Val-Ala.
Câu 14:

Chất nào sau đây không phải là este?

A. HCOOC6H5.                        

B. CH3OH.                               

C. CH3COOCH3.                      

D. HCOOCH3.
Câu 15:
Amino axit H2NCH2COOH có tên gọi là

A. Lysin.                                  

B. Alanin.                                

C. Glyxin.                                

D. Valin.
Câu 16:

Chất có nhiều trong quả nho chín là

A. Saccarozơ.                           

B. Glucozơ.                              

C. Tinh bột.                              

D. Fructozơ.
Câu 17:

Công thức phân tử của tinh bột là

A. C6H12O6.                              

B. C6H14O6.                              

C. C12H22O11.                            

D. (C6H10O5)n.
Câu 18:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc III?

A. CH3-NH-CH3.                      

B. (CH3)2CH-NH2.                   

C. CH3-NH-C2H5.                     

D. (CH3)3N.
Câu 19:

Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?

A. Xenlulozơ.                           

B. Poli (vinyl clorua).               

C. Tơ visco.                             

D. polietilen.
Câu 20:

Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây khi lấy dư không hoà tan hết X?

A. H2SO4 đặc, nóng.                 

B. FeCl3.                                  

C. HNO3 loãng.                        

D. H2SO4 loãng.
Câu 21:

Thủy phân hoản toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng vừa đủ. Sau phản ứng thu được

A. 2 muối và 2 ancol.                                                

B. 1 muối và 2 ancol.

C. 1 muối và một ancol.                                            

D. 2 muối và 1 ancol.
Câu 22:

Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là

A. 886.                                     

B. 884.                                     

C. 860.                                     

D. 862.
Câu 23:

Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam este X (CH3COOCH3) bằng 120 ml dung dich NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,2.                                      

B. 9,0.                                      

C. 7,4.                                      

D. 6,8.
Câu 24:

Cho dung dịch anilin tác dụng với nước brom thu dược 4,4 gam kết tủa trắng, khối lượng của anilin trong dung dịch ban đầu là

A. 1,62.                                    

B. 1,21.                                    

C. 2,47.                                    

D. 1,24
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hợp chất Gly-Ala-Val có 4 nguyên tử oxi.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức.

C. Muối mononatri của axit glutamic là thành phần chính của mì chính.

D. Ở điều kiện thườmg trimetyl amin là chất khí.
Câu 26:

Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?

A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.

B. Polipropilen, polibutađien, nilon-7, nilon-6,6.

C. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, poli(metyl metacrylat).

D. Tinh bột, xenlulozơ, poli(metyl metacrylat), polibutađien.
Câu 27:

Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polime này là

A. 560.                                     

B. 600.                                     

C. 506.                                     

D. 460.
Câu 28:

Nhận xét nào sau đây không đúng về các hợp chất cacbohiđrat?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau và có công thức chung là C6H12O6.

B. Tinh bột và xenlulozơ khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được glucozơ.

C. Các monosaccarit đều không bị thuỷ phân.

D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau và có công thức chung là (C6H10O5)n.
Câu 29:

Cho 1,2 gam kim loại R (hoá trị II) phản ứng vừa đủ với 0,05 mol Cl2. Công thức hóa học của kim loại R là

A. Zn.                                       

B. Mg.                                      

C. Ca.                                      

D. Fe
Câu 30:

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%.                               

B. 24,32%.                               

C. 48,65%.                               

D. 51,35%.
Câu 31:

Thủy phân 68,4 gam saccarozơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 43,2 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân

A. 70%.                                    

B. 50%.                                    

C. 60%.                                    

D. 80%.
Câu 32:

Cho các phát biểu:

(a) Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại.

(b) Tính dẫn điện của Al tốt hơn Cu nên được làm đây dẫn điện.

(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.

(d) Fe bị oxi hoá bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội lên số oxi hoá +3.

(e) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa và khí thoát ra.

Số phát biểu sai

A. 3.                                         

B. 2.                                         

C. 5.                                         

D. 4.
Câu 33:

Cho các nhận định sau:

(a) Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực

(b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc

(c) Glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng

(d) Xenlulozơ và triolein đều bị thủy phân trong môi trường bazơ khi đun nóng

(e) Metyl metacrylat tác dụng được với nước brom

Số nhận đúng

A. 5.                                         

B. 3.                                         

C. 4.                                         

D. 2.
Câu 34:

Este X mạch hở, trong phân tử có số liên kết π không quá 4. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm, thu được hỗn hợp Y gồm ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó có chất hữu cơ Z. Đốt cháy Z cần dùng 3,5x mol O2, thu được CO2 có số mol ít hơn H2O là x mol. Cho các khẳng định sau:

(1) Z hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

(2) X tác dụng với AgNO3 trong NH3 cho kết tủa màu vàng nhạt.

(3) X có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn.

(4) Hiđro hóa 1 mol X cần vừa đủ 1 mol H2 xúc tác (Ni, t°).

Số nhận xét đúng

A. 5.                                         

B. 3.                                         

C. 4.                                         

D. 2.
Câu 35:

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X chứa hai muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 9,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 10,56 gam kết tủa. Giá trị của m

A. 4,80.                                    

B. 5,20.                                    

C. 4,32.                                    

D. 5,04.
Câu 36:

Hỗn hợp P gồm hai este hai chức X (mạch hở) và Y (MX < MY). Thủy phân hoàn toàn P cần dùng 0,46 mol NaOH thu được hỗn hợp Z gồm ba muối, trong đó có một muối A (biết MA < 150 và % theo khối lượng của Na có trong A là 17,692%) và hỗn hợp T gồm hai ancol no, mạch hở. Cho T tác dụng với Na dư thu được 0,11 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 0,95 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn P cần dùng 2,05 mol O2. Phần trăm khối lượng Y trong P gần nhất với giá trị

A. 83%.                                    

B. 77%.                                    

C. 80%.                                    

D. 85%.
Câu 37:

Hỗn hợp E gồm 2 triglixerit X và Y (MX < MY; tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3). Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Biết m gam hỗn hợp E tác dụng tối đa với 14,4 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp E thu được 2,24 mol CO2 và 2,07 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị

A. 37.                                       

B. 43.                                       

C. 24.                                       

D. 31.
Câu 38:

Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X, thu được N2; 33,6 lít CO2 (đktc) và 35,1 gam H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong amin lớn hơn trong anken. Cho toàn bộ lượng amin có trong 0,4 mol X tác dụng vừa đủ với HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m

A. 32,85.                                  

B. 52,58.                                  

C. 28,92.                                 

D. 48,63.
Câu 39:

Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng m1 được gia nhiệt, thu được chất rắn mới khối lượng m2 và chất khí hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt hình dưới cho biết sự biến đối khối lượng của canxi oxalat ngậm nước CaC2O4.H2O trong môi trường khí trơ theo nhiệt độ:

Nhiệt độ

226°C

420°C

840°C

Lượng m2 còn lại so với m1

87,7%

68,5%

38,4%

Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phân ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của các chất rắn như sau:

(1) CaC2O4.H2O (t°) → R1 + K1

(2) R1 (t°) → R2 + K2

(3) R2 (t°) → R3 + K3

Ký hiệu R cho các chất rắn, K cho các chất khí hoặc hơi.

Media VietJack

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. K2 oxit axit.                                                      

B. R2 không tan trong axit.

C. R3 tan trong nước tạo môi trường trung tính.         

D. K3 là chất khí nặng hơn không khí.
Câu 40:

Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh đã lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Media VietJack

Mỗi học sinh trong nhóm có những nhận định về thí nghiệm này như sau:

HS1: Đây là bộ dụng cụ thu este bằng phương pháp chưng cất, vì este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol nên trong bình hứng sẽ thu được etyl axetat trước.

HS2: Nhiệt kế cắm vào bình 1 dùng để kiểm soát nhiệt độ phản ứng, khi nhiệt độ của nhiệt kế là 77°C là có hơi etyl axetat thoát ra.

HS3: Khi lắp ống sinh hàn thì nước phải được đi vào từ đầu thấp phía dưới và đi ra từ đầu phía trên. Nếu lắp ngược lại sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cho ống sinh hàn, khiến ống bị nóng có thể gây vết nứt và làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.

HS4: Cho giấm ăn, dung dịch rượu 30° và axit H2SO4 đặc vào bình 1 để điều chế được etyl axetat với hiệu suất cao.

HS5: Cần cho dung dịch muối ăn bão hòa vào bình hứng để tách được lớp este nổi lên trên. Số học sinh có nhận định đúng là:

A. 4.                                         

B. 3.                                         

C. 5.                                         

D. 2.