Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 8 có đáp án (Đề 14)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:
A. Định luật bảo toàn năng lượng.
B. Định lý Pytago.
C. Định luật bảo toàn động lượng.
D. Định luật bảo toàn khối lượng.
Câu 2:
Kí hiệu hoá học của sắt là:
A. Al.
B. Ba.
C. Ca.
D. Fe.
Câu 3:
Hợp chất được cấu tạo từ nitơ (N) hoá trị II và oxi (O) hoá trị II là:
A. N2O.
B. NO.
C. NO2.
D. N2O5.
Câu 4:
Tổng hệ số tối giản của phương trình: Al + Cl2 AlCl3 là:
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 5:
Phân tử khối của CaCO3 là:
A. 100.
B. 166.
C. 1606.
D. 222.
Câu 6:
Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + HCl → FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:
A. Fe là chất hết.
B. HCl là chất hết.
C. Cả 2 chất cùng hết.
D. Cả 2 chất cùng dư.
Câu 7:
Khối lượng của 0,1 mol nhôm (Al) là:
A. 2,7 gam.
B. 5,4 gam.
C. 27 gam.
D. 54 gam.
Câu 8:
Số nguyên tử ứng với 0,5 mol Al là:
A. 6.1023 nguyên tử.
B. 3.1023 nguyên tử.
C. 6.1022 nguyên tử.
D. 3.1022 nguyên tử.
Câu 9:
Trong tự nhiên, sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất và nằm trong 4 loại quặng chính: hematit (Fe2O3), manhetit (Fe3O4), xiderit (FeCO3) và pirit (FeS2). Quặng chứa hàm lượng sắt cao nhất là:
A. Hematit.
B. Manhetit.
C. Xiderit.
D. Pirit.
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Al và Cu trong 2,24 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: (biết oxi phản ứng hết)
A. 16,6 gam.
B. 13,4 gam.
C. 22,2 gam.
D. 14,8 gam.