Bộ 20 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án -Đề 18
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
A. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
B. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
C. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.
D. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào:
A. “Ngày đồng tâm”.
B. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
C. “Tăng gia sản xuất”.
D. “Quỹ độc lập”.
Trong thời kì Chiến tranh lạnh, Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại
A. mở rộng quan hệ với hầu hết các nước.
B. Ngả về các nước châu Á.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. liên minh với Liên Xô và Trung Quốc.
Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A. Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
C. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
D. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế
A. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
B. Vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
C. Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Một trong những nội dung cơ bản trong đường lối cải cách ở Trung Quốc là:
A. lấy kinh tế làm trung tâm.
B. lấy đối ngoại làm trung tâm.
C. lấy chính trị làm trung tâm.
D. lấy mở rộng lãnh thổ làm trung tâm.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” Đó là nội dung của:
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
C. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
A. Đã tập hợp được tất cả lực lượng cách mạng của cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo ra sức mạnh tổng hợp.
B. Chứng tỏ sức mạnh của liên minh công- nông là 2 lực lượng nồng cốt của cách mạng để
C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam.
D. Là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành tổ chức liên kết trên lĩnh vực gì lớn nhất hành tinh?
A. chính trị - kinh tế.
B. kinh tế, chính trị, xã hội.
C. kinh tế, khoa học - kỹ thuật.
D. kinh tế.
Tổ chức Hiệp ước Vácsava trở thành đối trọng quân sự với tổ chức nào của Mĩ?
Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của đế quốc Pháp có những điểm gì mới?
A. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
B. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
C. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
D. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
Trong cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều
A. gắn với thực tiễn.
B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống con người.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Do hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919- 1925 ở Liên Xô và Trung Quốc dẫn đến yêu cầu cấp thiết thành lập tổ chức lãnh đạo.
B. Do Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu 11-1924 tiếp xúc với các nhà cách mạng và thanh niên tại đây chuẩn bị cho việc thành lập đảng vô sản
C. 6- 1924, sự kiện tiếng bom Sa Diện, thanh niên yêu nước Việt Nam đang tập hợp tại Trung Quốc thấy cần có tổ chức chính trị lãnh đạo.
D. 1919- 1925, do yêu cầu của phong trào công - nông Việt nam cần có tổ chức cách mạng lãnh đạo.
Việc kí kết Hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp, chứng tỏ
A. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng.
B. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
C. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ.
D. Sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
C. Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
D. Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triền của phong trào công nhân?
A. Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
B. Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
C. Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung quốc.
D. Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội…tổng bãi công.
Hãy nêu những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
A. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa giai cấp nông dân với phong kiến.
B. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa tất cả các giai cấp trong hội do địa vị và quyền lợi khác nhau nên đều mâu thuẫn.
C. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa giai cấp nông dân với giai cấp
D. Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ?
A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
B. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.
C. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
D. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
Thời điểm mở đầu và kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng là:
A. năm 1949 đến năm 1998.
B. năm 1947 đến năm 1989.
C. năm 1947 đến năm 1979.
D. năm 1957 đến năm 1989.
Một trong những mục đích của tổ chức Liên Hợp quốc là:
A. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
D. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)?
A. Mục tiêu đấu tranh trước mắt là chống đế quốc và tay sai.
B. Thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
C. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Từ năm 1967 đến năm 1975, sự hợp tác của các nước trong tổ chức ASEAN ở trạng thái
A. bị khổng chế nhiều mặt.
B. khởi đầu, chưa có vị thể quốc tế.
C. có những bước tiến mới.
D. phát triển mạnh mẽ.
Năm 1961, gắn với sự kiện ở Liên Xô là
A. chiếm khoảng 20% tồng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo
C. đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất
D. nhân dân Liên Xô có trình độ học vấn cao với gần 3/4 số dân.
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?
A. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
B. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
C. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
A. Phân hóa sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ: phong kiến, nông dân, công nhân đã xuất hiện giai cấp mói: tư sản, tiểu tư sản.
B. Phân hóa sâu sắc trong đó 2 giai cấp mới xuất hiện: vô sản và nông dân là lực lương quan trọng của cách mạng.
C. Phân hóa sâu sắc xuất hiện các giai cấp mới: tư sản, vô sản, phong kiến, nông dân, tiểu tư sản.
D. Phân hóa sâu sắc giai cấp vô sản mới ra đời đã vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì
B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc
C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam
D. Tổng bộ Việt Minh
Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Đồng Minh.
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Liên Việt.
Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự:
A. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.
B. Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
C. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.
D. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.
Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?
A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
C. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
D. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực.
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:
A. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
B. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
C. Liên minh công nông vững chắc, đoàn kết các giai cấp đấu tranh vũ trang.
D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là:
A. Nhật.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Tưởng.
Có bao nhiêu cử tri trong cả nước đi bầu Quốc hội đầu tiên? Bầu bao nhiêu đại biểu?
A. 80% cử tri _ 452 đại biểu.
B. 50% cử tri, 430 đại biểu.
C. 98% cử tri _ 350 đại biểu
D. 90% cử tri, 333 đại biểu.
A. bao vây, cấm vận của Mĩ.
B. âm mưu làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. thế độc quyền thế giới của Mĩ.
D. thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
A. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).
D. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939?
A. Bí mật, bất hợp pháp.
B. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
C. Đấu tranh nghị trường là chủ yếu.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
B. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập.
C. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
D. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.
Tháng 3 - 1947, tổng thống Truman của Mĩ chính thức phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm mục đích
A. chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
B. giữ vững nền hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần 8 (5/1941)?
A. Giải phóng dân tộc.
B. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
C. Tạm gác cách mạng ruộng đất.
D. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới nhờ yếu tố khách quan:
A. các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt.
B. nhà nước Nhật đã quản lý kinh tế một cách hiệu quả.
C. nhân tố con người được coi là vốn quý nhất.
D. biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để làm giàu.
Hãy kể tên hai đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Tưởng?
A. Đại Việt, Việt Quốc.
B. Thanh Niên Cao Vọng, Tân Việt.
C. Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, Phục Việt.
D. Việt Quốc, Việt Cách.