Bộ 20 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án -Đề 2
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thành tựu nổi bật về khoa học - kĩ thuật của Liên Xô trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX là
A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. đưa con người lên Mặt Trăng.
C. đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
D. chế tạo thành công bom nguyên tử.
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918.
B. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921.
C. thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
D. Đảng Cộng sản Pháp thành lập năm 1920.
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, số vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp là vào lĩnh vực
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Hội đồng Bảo an.
B. Đại hội đồng.
C. Tòa án Quốc tế.
D. Ban Thư kí.
Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là
A. sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực.
B. cục diện chiến tranh lạnh.
C. xu thế toàn cầu hóa.
D. sự hình thành xu hướng “đa cực”, nhiều trung tâm.
Tổ chức liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Cộng đồng châu Âu.
D. Tổ chức Liên minh vì tiến bộ.
Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Thành lập Khối Đồng minh chống phát xít.
C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành thường được gọi là
A. trật tự Vécxai - Oasinhtơn.
B. trật tự đa cực, đa trung tâm.
C. trật tự đơn cực.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành
A. cuộc “cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. cuộc “cách mạng trắng”
C. cuộc “cách mạng chất xám”.
D. cuộc “cách mạng xanh”
Hiệp ước nào dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô.
B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
C. Hiệp ước Maxtrích.
D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Không thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.
D. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập khi biết tận dụng thời cơ
A. quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
B. thực dân Âu - Mĩ tái chiếm Đông Nam Á.
C. phát xít Đức đầu hàng đồng minh.
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới xuất hiện vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX đó là
A. Đức, Italia, Nhật.
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
“Việt Nam nghĩa đoàn”, “Hội Phục Việt”, “Đảng Thanh niên” là những tổ chức chính trị của giai cấp, tầng lớp
A. tư sản dân tộc.
B. công nhân.
C. nông dân.
D. tiểu tư sản trí thức.
Yếu tố nào tác động đến sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Chủ nghĩa li khai.
C. Chủ nghĩa khủng bố .
D. Sự suy thoái về kinh tế.
So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, điểm khác biệt chủ yếu về phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
A. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
B. kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh trên mặt trận.
C. kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.
D. kết hợp đấu tranh công khai và nửa công khai.
Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng cách mạng theo khuynh hướng cách mạng
Tổ chức Cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929 là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. An Nam Cộng sản Đảng.
C. Đông Dương Cộng sản Đảng.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là tờ báo
A. dân chủ tư sản kiểu mới.
B. tư sản dân quyền.
C. tư sản.
D. vô sản.
Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định động lực của cách mạng là
A. nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức.
B. nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. công nhân, nông dân.
D. công nhân, nông dân, trí thức.
Sự kiện đánh dấu hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản là khi Người
A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12 - 1920).
B. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).
C. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxai (1919).
D. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7 - 1920).
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) xác định kẻ thù nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân thế giới là
A. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
B. chủ nghĩa phát xít.
C. chủ nghĩa thực dân cũ.
D. chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Trong quá trình hoạt động, đến năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bị phân hóa thành
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Tâm tâm xã, Cộng sản đoàn.
D. Tân Việt Cách mạng đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
B. tiến hành tổng tiến công và nổi dậy trên cả nước.
C. kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có các đại biểu đại diện cho các tổ chức
A. Tân Việt Cách mạng đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Tâm tâm xã, Cộng sản đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng.
Phong trào cách mạng có ý nghĩa là cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và quần chúng nhân dân cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám là
A. phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.
B. phong trào dân chủ 1936 - 1939.
C. phong trào dân tộc dân chủ 1925 - 1930.
D. phong trào cách mạng 1930 - 1931.
A. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
D. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
Điểm chung của Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung trọng tâm nào?
A. Thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Thành lập Chính phủ dân chủ Cộng hòa.
C. Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc.
D. Thực hiện khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.
A. Đánh đuổi Pháp - Nhật.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp.
C. Đánh đuổi phát xít Nhật.
D. Đánh đuổi đế quốc và tay sai.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đỉnh cao qua
A. đấu tranh của công nhân ở Vinh - Bến Thủy.
B. việc thành lập Xô viết Nghệ - Tĩnh.
C. cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên.
D. đấu tranh biểu tình tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
Người chủ trì và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng trong Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) là
“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đưa ra lời nhận định trên xuất phát từ cảm xúc khi Người
A. đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
B. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai (1919).
C. đọc tham luận tại Hội nghị Quốc tế Nông dân.
D. đọc tham luận tại Hội nghị Tua của Đảng Xã hội Pháp.
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc vào tháng 8 - 1945 dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi đó là khi quân Nhật
A. đảo chính Pháp.
B. đầu hàng Đồng minh.
C. độc chiếm Đông Dương.
D. thất bại ở châu Á Thái Bình Dương.
Bài học kinh nghiệm nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là vấn đề có ý nghĩa thời sự trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?
A. Dự đoán tình hình, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
B. Linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh.
C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
D. Tập hợp mọi lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập kẻ thù.
Trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới được thể hiện qua
A. Khu giải phóng Việt Bắc.
B. Căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
C. Chiến khu Việt Bắc.
D. Căn cứ địa Việt Bắc.
Cho các sự kiện sau:
1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
2. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
3. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
4. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên cho đúng với trình tự thời gian.
Tổ chức nào dưới đây hoạt động theo khuynh hướng cách mạng vô sản sớm nhất ở Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng.
D. An Nam Cộng sản đảng.
Tổ chức vũ trang được lịch sử đánh giá là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay là
A. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
B. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Trung đội Cứu quốc quân.
D. Việt Nam Giải phóng quân.
Mặt trận nào có vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Mặt trận Việt Minh.