Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án(Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tên gọi của phân tử ADN là

A. Axit đêôxiribônuclêic

B. Nuclêôtit

C. Axit nuclêic.

D. Axit ribônuclêic
Câu 2:
Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X

B. X, A, T, G
C. A, T, R, X
D. U, R, D, X.
Câu 3:

Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

A. Kì trung gian

B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau.
Câu 4:

Bộ NST 2n = 46 là của loài:

A. Tinh tinh

B. Đậu Hà Lan
C. Ruồi giấm
D. Người
Câu 5:
Phép lai dưới đây được gọi là lai phân tích:

A. P: AA × AA

B. P: Aa × Aa
C. P: AA × Aa
D. P: Aa × aa
Câu 6:

Phép lai cho F1 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn là:

A. P: AA × AA

B. P: aa × aa
C. P: Aa × aa
D. P: Aa × Aa
Câu 7:
Phép lai cho con F1 có 100% KH trội là:

A. P: AA × Aa

B. P: Aa × Aa
C. P: Aa × aa
D. P: aa × aa
Câu 8:
Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:

A. AA và aa.

B. Aa
C. AA và Aa
D. AA, Aa và aa.
Câu 9:
Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là:

A. Đột biến gen.

B. Đột biến NST.
C. Biến dị tổ hợp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10:

Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:

A. Đột biến gen

B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Đột biến số lượng NST

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11:

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật do yếu tố nào sau đây?

A. Người sinh sản chậm và ít con.

B. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

C. Các quan niệm và tập quán xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12:
Cơ chế của sinh đôi cùng trứng là:

A. Hai trứng được thụ tinh cùng lúc.

B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau.

C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng.

D. Một trứng thụ tinh với một tinh trùng và ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, 2 tế bào con tách rời.