Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 16)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Từ chỗ nắm độc quyền tất cả các ngành sản xuất trong Chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới (NEP), nhà nước Liên Xô đã
A. trả lại các xí nghiệp đã quốc hữu hóa cho giai cấp tư sản.
B. cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ.
C. bán lại các xí nghiệp quan trọng cho tư bản nước ngoài.
D. trao quyền quản lí các xí nghiệp đã quốc hữu hóa cho nông dân.
Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương từ sau ngày 9/3/1945 đến trước ngày 2/9/1945 là
A. thực dân Anh.
Kế sách đánh giặc nào của ông cha đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng khi chiến đấu chống Pháp xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng (1858)?
A. Vườn không nhà trống.
B. Dĩ đoản chế trường.
C. Tiên phát chế nhân.
Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì nổi bật trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Chế tạo thành công tên lửa đạn đạo.
C. Đưa con người thám hiểm Mặt Trăng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Đại địa chủ và tư sản mại bản.
B. Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bàn.
C. Trung địa chủ và tư sản mại bản.
Tháng 2/1976, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, các nước ASEAN đã kí kết
A. Hiến chương ASEAN.
B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
C. Tuyên ngôn Băng Cốc.
Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (tháng 2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?
C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào?
A. Thị trường.
B. Tập trung.
C. Bao cấp.
Năm 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ theo
A. “Chính sách mới”.
B. “Kế hoạch Mác-san”.
C. “Chính sách kinh tế mới”.
Trong cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, con người đã đạt được nhiều thành tựu lớn, ngoại trừ việc phát minh ra
A. các phương tiện cơ khí và máy móc chạy bằng động cơ hơi nước.
B. các công cụ sản xuất mới, nhu: máy tính điện tử, hệ thống máy tự động.
C. các vật liệu sản xuất mới: chất Polime, các loại vật liệu siêu cứng.
D. các nguồn năng lượng mới, như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Tổ chức nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Tân Việt Cách mạng đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. công nhân và nông dân.
B. tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
C. liên minh tư sản và địa chủ.
Âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là gì?
A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường miền Nam.
B. Thực hiện việc "dùng người Việt đánh người Việt".
C. Mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương.
D. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Với hi vọng giành một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự” ở Việt Nam, đầu năm 1953, thực dân Pháp đã
A. đề ra và thực hiện kế hoạch quân sự Nava.
B. đề ra và thực hiện kế hoạch quân sự Rơve.
C. thiết lập “Hành lang Đông – Tây”.
D. mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần hai.
Hình thức đấu tranh chống Mĩ - Diệm chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1959 là
A. khởi nghĩa giành lại chính quyền.
B. dùng bạo lực cách mạng.
C. đấu tranh chính trị hòa bình.
Hội nghị Ianta (tháng 2/1045) diễn ra căng thẳng là do
A. các nước bất đồng về vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.
B. các nước đều muốn giành được quyền lợi tương xứng với vai trò của mình.
C. Mĩ muốn thể hiện sức mạnh siêu cường, chi phối các nước khác.
D. Liên Xô muốn duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
“... tôi rất cảm động, phấn khơi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một minh trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói truớc quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
(Hồ Chi Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10, trang 127)
Đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện nào trong hoạt động yêu nước, cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1930?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Gửi tới Hội nghi Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
C. Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của V. I. Lênin.
Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (tháng 12 / 1946 - tháng 2 /1947) là
A. giam chân quân Pháp tại các đô thị.
B. củng cố và mở rộng hậu phương kháng chiến.
C. tiêu diệt toàn bộ sinh lực quân Pháp.
D. mở rộng vùng chiếm đóng của lực lượng cách mạng.
Tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Trung Quốc?
A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
B. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
C. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Tiến hành cải cách, đổi mới đất nước.
Khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đó là nơi có
A. lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển.
B. các đội du kích địa phương hoạt động mạnh.
C. lực lượng dân quân tự vệ phát triển mạnh.
D. hệ thống giao thông đường bộ phát triển mạnh.
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã
A. tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B. thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.
C. tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội.
A. thực dân cũ.
B. dân tộc cực đoan.
C. thực dân mới.
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các công ti, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C. Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
D. Chi phí cho lĩnh vực quốc phòng thấp (dưới 1% ngân sách quốc gia).
Từ ngày 12/3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”, vì
A. phát xít Nhật với thực dân Pháp mâu thuẫn sâu sắc.
B. Hội nghị Ianta có quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C. thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông Dương đã đến.
D. phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới đây: “12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất, trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta”?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Trận tiến công Khe Sanh (Quảng Trị).
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than vì
A. cao su và than là những mặt hàng cần thiết cho sự phát triển của thuộc địa.
B. Việt Nam có diện tích cao su và trữ lượng than lớn nhất ở Đông Nam Á.
C. cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
D. cao su và than dễ khai thác hơn các loại tài nguyên thiên nhiên khác.
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn đối với dân tộc Việt Nam vì
A. các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam chưa được các nước công nhận.
B. chưa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.
C. lực lượng kháng chiến của Việt Nam không có vùng tập kết, phải phục viên tại chỗ.
D. thực hiện ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn được phép duy trì lực lượng quân sự tại Việt Nam.
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng giá trị của chiến thắng Đường số 14 - Phước Long (tháng 1/1975) đối với việc củng cố quyết tâm và hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam?
A. Trận mở màn chiến lược.
B. Trận trinh sát chiến lược.
C. Trận nghi binh chiến lược.
Nội dung nào không phản ánh đúng những khó khăn, yếu kém trong quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ tháng 12/1986)?
A. Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
B. Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
C. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị ở một bộ phận đảng viên.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng bị suy giàm do thực hiện đa nguyên chính trị.
Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào Cần vương (1885 - 1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913) là
A. đều chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
B. có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao.
C. gắn cứu nước với việc thay đổi chế độ xã hội.
D. cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
A. Sự mở rộng không gian địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
A. Là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 .
B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
C. Tư tưởng Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
D. Bước đầu khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng đề giành chính quyền.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Điểm tương đồng giữa các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là gì?
A. Dựa vào lực lượng quân sự Mĩ.
B. Chủ yếu sử dụng chiến thuật “tìm diệt”.
C. Sự tham chiến của quân đội Mĩ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Mở ra con đường mới đề giải quyết khủng hoảng.
B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng.
C. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng.
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) đều xuất phát từ
A. sự ủy nhiệm của Liên Xô và Trung Quốc.
B. tác động của cục diện hai cực - hai phe.
C. phản ứng tất yếu trước nguy cơ bị xâm lược.
A. Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm khi để chiến tranh nổ ra.
B. Chiến tranh kết thúc đưa tới sự ra đời của trật tự thế giới “đa cực”.
C. Chiến tranh kết thúc đưa tới nhiều chuyển biến lớn trong tình hình thế giới.
D. Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi kể từ khi Liên Xô tham chiến.
Sự thất bại của các khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đặt ra yêu cầu phải
A. tìm ra con đường cứu nước mới.
B. tăng cường khối liên minh công - nông.
C. đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu.
D. kiên trì đấu tranh chỉ bằng phương pháp vũ trang.
Nội dung nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm được rút ra từ cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945 - 1946?
A. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có hòa bình.
B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
C. Phân hóa kẻ thù, tập trung vào kẻ thù chủ yếu.
D. Nhân nhượng có nguyên tắc và đúng thời điểm.
Một trong những nguyên nhân giúp cho trật tự Ianta mang tính tích cực hơn so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhton là do
A. không có sự tham gia của các nước đế quốc.
B. ảnh hưởng từ chương trình 14 điểm của Mĩ.
C. sức ép của phong trào cách mạng thế giới.