Bộ đề kiểm tra định kì học kì 2 Hóa 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 28)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để nhận biết Cu(OH)2, BaCl2, KHCO3 người ta dùng

A. dung dịch NaCl (dư).

B. dung dịch NaOH (dư).

C. dung dịch H2SO4 (dư).

D. dung dịch CaCl2 (dư).
Câu 2:

Số liên kết đơn trong phân tử C4H10

A. 10.

B. 13.

C. 14.

D. 12.
Câu 3:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

 1X+H2OY+Z2Y+O2toT+H2O3T+CaOH2CaCO3+H2O

X, Y, Z, T lần lượt là

A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.

B. CaC2, C2H2, CO2, Ca(OH)2.

C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.

D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.
Câu 4:

Phát biểu không đúng là:

A. Chất béo không bị thủy phân trong dung dịch bazơ.

B. Chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Khi thủy phân chất béo ta luôn thu được sản phẩm là glixerol.

D. Chất béo tan được trong benzen, dầu hỏa…
Câu 5:

Ancol etylic tác dụng được với dãy các chất là:

A. KOH; Na; CH3COOH; O2.

B. Na; K; CH3COOH; O2.

C. C2H4; Na; CH3COOH; O2.

D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
Câu 6:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột và xenlulozơ có công thức chung là  

(b) Lòng trắng trứng sẽ bị đông tụ khi thêm vào một ít rượu và lắc đều.

(c) Tơ nilon – 6.6 là tơ nhân tạo.

(d) Thủy phân protein sinh ra các amino axit.

(e) Trùng hợp etilen ta thu được PVC.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.
Câu 7:

Nguyên tố X và nguyên tố Y cùng thuộc chu kỳ 3, (ZX < ZY). So sánh tính chất của X và Y ta thấy

A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.

B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.

C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.

D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau
Câu 8:

Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng

A. nhôm.

B. đồng.

C. natri.

D. kẽm.
Câu 9:

Thể tích của dung dịch NaOH 1M cần dùng để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí Cl2 (đktc) là

A. 0,2 lít.

B. 0,3 lít.

C. 0,4 lít.

D. 0,1 lít.
Câu 10:

Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

A. oxi hóa metan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

B. oxi hóa etilen có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
Câu 11:

Chất hữu cơ X chứa 12,8% cacbon; 2,1% hiđro; 85,1% brom về khối lượng. Vậy X là

A. C2H4Br.

B. C2H2Br4.

C. C6H5Br.

D. C2H4Br.
Câu 12:

Dãy các chất thuộc nhóm gluxit là

A. C2H5OH, CH3COOH, C6H12O6.

B. C6H6, C6H12O6, C12H22O11.

C. (C6H10O5)n, C12H22O11, C6H12O6.

D. CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11.
Câu 13:

Để phân biệt hồ tinh bột và xenlulozơ ta dùng

A. quỳ tím.

B. dung dịch iot.

C. dung dịch natri clorua.

D. dung dịch glucozơ.
Câu 14:

Cho 30 ml dung dịch CH3COOH 1M vào ống nghiệm chứa 0,36 gam Mg, sau khi phản ứng kết thúc thu được

A. dung dịch có màu xanh.

B. dung dịch không màu, một phần chất rắn màu trắng không tan.

C. dung dịch màu xanh, một phần chất rắn màu trắng không tan.

D. dung dịch không màu.
Câu 15:

Hiện tượng khi cho một ít rượu vào lòng trắng trứng và lắc đều là

A. xuất hiện bọt khí.

B. xuất hiện kết tủa màu trắng.

C. xuất hiện kết tủa màu vàng.

D. lòng trắng trứng chuyển sang màu xanh.