Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CH3COOH.

B. C2H5OH

C. H2O

D. NaCl

Câu 2:

Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng?

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

B. 5H2SO4 đặc + 4Mg → 4MgSO4 + H2S + 4H2O.

C. K2S + 2HCl → 2KCl + H2S

D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S

Câu 3:

Cho dung dịch X chứa các ion: H+, Ba2+, NO3- vào dung dịch Y chứa các ion: Na+, SO32-, SO42-, S2-. Số phản ứng xảy ra là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4:

Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là

A. CaP2

B. Ca2P3

C. CaP

D. Ca3P2

Câu 5:

Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là

A. CuO, NO, O2

B. CuO, NO2, O2

C. Cu, NO2, O2

D. CuO, N2O, O2

Câu 6:

Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

A. CO2

B. CO

C. SO2

D. NO2

Câu 7:

Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 8:

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với Na và với dung dịch NaOH

B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và với dung dịch brom

C. Ancol etylic tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với CuO đun nóng.

D. Phenol tác dụng được với Na và tác dụng được với axit HBr

Câu 9:

Chất nào trong 4 chất dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. H-COO-CH3

B. CH3-COOH

C. HO-CH2-CHO

D. CH3-CH2-CH2-OH

Câu 10:

Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là

A. 0,05

B. 0,075

C. 0.1

D. 0,15

Câu 11:

Cho 160 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 160 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

A. 12,36g

B. 13,92g

C. 13,22g

D. 13,52g

Câu 12:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,12 mol khí NO2 và 0,08 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 3,24

B. 8,1

C. 6,48

D. 10,8

Câu 13:

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

A. 7,3

B. 6,6

C. 3,39

D. 5,85

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6O2

B. C2H6O.

C. C4H10O2

D. C3H8O2

Câu 15:

Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 

A. CH3CHO

B. HCHO

C. CH3CH2CHO

D. CH2=CHCHO

Câu 16:

Công thức phân tử của triolein là

A. C51H98O6

B. C57H104O6

C. C54H98O6

D. C57H110O6

Câu 17:

Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm –OH nên có thể viết là

A.[C6H7O3(OH)2]n

B. [C6H5O2OH)3]n

C. [C6H7O2(OH)3]n

D. [C6H8O2(OH)3]n

Câu 18:

Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?

A. Ancol etyli

B. Anilin

C. Metylamin

D. Glyxin

Câu 19:

Cho các phát biểu:
(1) Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.
(2) Protein dạng sợi tan trong nước tạo dung dịch keo.
(3) Protein tác dụng với HNO3 đặc, cho kết tủa vàng.
(4) Protein đều là chất lỏng ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20:

Polime của loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?

A. Cao su bun

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ visco

D. Nhựa PVC

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

B. Alanin làm quì tím chuyển thành màu đỏ

C. Các phân tử tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit trong phân tử

D. Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường

Câu 22:

X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ, fructozơ, glixerol, phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau:

Chất

Y

Z

X

T

Dung dịch AgNO3/NH3, to

Kết tủa trắng bạc

 

Kết tủa trắng bạc

 

Nước Br2

Nhạt màu

 

 

Kết tủa trắng

Các dụng dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol

B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ

C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol

D. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol

Câu 23:

Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là

A. Moocphin

B. Heroin

C. Cafein

D. Nicotin

Câu 24:

Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25:

Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa là

A. 2, 3, 4

B. 3, 4

C. 1, 2, 3

D. 2, 3

Câu 26:

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2, MgCl2

B. Mg(HCO3)2, CaCl2

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2

D. CaSO4, MgCl2

Câu 27:

Thành phần chính của quặng manhetit là

A. FeCO3

B. FeS2

C. Fe2O3

D. Fe3O4

Câu 28:

Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là:

A. Cr2O3, CrO, CrO3

B. CrO3, CrO, Cr2O3

C. CrO, Cr2O3, CrO3

D. CrO3, Cr2O3, CrO

Câu 29:

Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau:
(1) NaHCO3; (2) Ca(HCO3)3; (3) MgCl2; (4) Na2SO4; (5) Al2(SO4)3; (6) FeCl3; (7) ZnCl2; (8) NH4HCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 30:

Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + H2SO4 đặc nguội
(2) Cu(OH)2 + glucozơ
(3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH
(4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl
(5) Cu + HNO3 đặc nguội
(6) Axit axetic + NaOH
(7) AgNO3 + FeCl3
(8) Al + Cr2(SO4)3
Số phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường là

A. 5.

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 31:

Thủy phân 1 kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì lượng glucozơ thu được là

A. 150g

B. 166,7g

C. 120g

D. 200g

Câu 32:

Chất A có % các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73%; còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A < 100. A vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl, có nguồn gốc thiên nhiên. CTCT của A là

A. NH2(CH2)3COOH

B. NH2CH2COOH

C. CH3-CH(NH2)-COOH

D. NH2(CH2)2COOH

Câu 33:

Cho 4,69g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,464 lít H2 ở đktC. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là

A. 10,68

B. 10,74

C. 12,72

D. 12,5

Câu 34:

Điện phân nóng chảy 23,4g muối clorua của 1 kim loại kiềm R thu được 4,48 lít khí (đktc) ở anot. R là:

A. Li.

B. Na.

C. K

D. Rb

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo X (triglixerit), thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 4 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,3

B. 0,15

C. 0,6

D. 0,2

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, thu được 1 mol khí. Mặt khác, cho 3m gam X tác dụng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 3,9 mol khí. Giá trị của m là:

A. 43,7

B. 47,75

C. 53,15 

D. 103,6

Câu 37:

Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2g Fe và 4,8g Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủA. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 290 và 83,23

B. 260 và 102,7

C. 290 và 104,83

D. 260 và 74,62

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm 3 peptit A, B, C đều mạch hở có tổng khối lượng là m và có tỉ lệ số mol là nA : nB : nC = 2 : 3 : 5. Thủy phân hoàn toàn X thu được 60g Gly; 80,1g Ala và 117g Val. Biết số liên kết peptit trong C, B, A theo thứ tự tạo nên 1 cấp số cộng có tổng là 6. Giá trị của m là

A. 256,2.

B. 262,5

C. 252,2.

D. 226,5

Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của m và x lần lượt là

A. 228,75 và 3

B. 228,75 và 3,25

C. 200 và 2,75

D. 200 và 3,25

Câu 40:

Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi  C=C). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol nướC. Mặt khác, thủy phân 46,6g E bằng 200g dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z cóchứa chất hữucơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 188,85g, đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 41,3%.

B. 43,5%.

C. 46,3%.

D. 48%