Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ mol 0,1M và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?

A. [H+] của HNO3< [H+] của HNO2.

B. [H+] của HNO3> [H+] của HNO2

C. [H+] của HNO3 = [H+] của HNO2

D. [NO3-] của HNO3< [NO2-] của HNO2

Câu 2:

Một dung dịch có [OH-] = 4,2.10-3, đánh giá nào dưới đây là đúng?

A. pH = 3

B. pH = 4

C. pH < 3

D. pH > 4

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân ure có công thúc (NH4)2CO3

B. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).

C. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3

D. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

Câu 4:

Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

A. 2. 

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 5:

Chất X có công thức: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là

A. 3-metylbut-1-in

B. 3-metylbut-1-en

C. 2-metylbut-3-en

C. 2-metylbut-3-en.

Câu 6:

Các ankin bắt đầu có đồng phân mạch C khi số C trong phân tử:

A.  2

B.  3.

C.  4

D.  5.

Câu 7:

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là:

A. eten và but-2-en

B. 2-metylpropen và but-1-en.

C. propen và but-2-en

D. eten và but-1-en.

Câu 8:

Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 X  CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?

A. HCOOCH3

B. C2H5OH

C. CH3CHO

D. CH3COONa

Câu 9:

Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?

A. axit propanoic

B. Axit 2-metylpropanoic

C. Axit metacrylic

D. Axit acrylic

Câu 10:

Hợp chất hữu cơ X có CTPT C9H10O2. Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối. CTCT của X là

A. CH3CH2COOC6H5

B. CH3COOCH2C6H5C. HCOOCH2CH2C6H5

C. HCOOCH2CH2C6H5

D. HCOOCH2C6H4CH3

Câu 11:

Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ có chứa 5 nhóm hidroxyl trong phân tử?

A. Phản ứng tạo 5 chức este

B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu.

C. Phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng và phản ứng lên men rượu

D. Phản ứng cho dung dịch xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH)2.

Câu 12:

Chỉ ra điều không đúng

A. Chất béo là dầu, mỡ động thực vật

B. Chất béo là este ba chức của glixerol với các axit béo

C. Muối hỗn hợp Na hoặc K của axit béo là thành phần chính của xà phòng

D. Dầu mỡ bôi trơn máy móc, động cơ cũng là chất béo

Câu 13:

Dãy chất nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần bậc của amin?

A. CH3CH2NHCH3; CH3NH2; (CH3)2NCH2CH3

B. C2H5NH2; (CH3)2CHNH2; (CH3)3CNH2

C. CH3NH2; CH3CH2NHCH3; (CH3)2NCH2CH3

D. CH3NH2; (CH3)2NCH2CH3; CH3CH2NHCH3

Câu 14:

Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng

A. Tất cả đều là chất rắn

B. Tất cả đều là tinh thể màu trắng

C. Tất cả đều tan trong nước

D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao

Câu 15:

Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit
.
(2) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit
.
(3) Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc
α-aminoaxit là n-1.
(4) Có 3
α-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc α-amino axit đó.
Số nhận định đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 16:

Trong các polime sau: xenlulozơ, nhựa phenol-fomanđehit, xenlulozơ nitrat, mủ sao su. Polime tổng hợp là:

A. xenlulozơ

B. cao su

C. xenlulozơ nitrat

D. nhựa phenol-fomanđehit

Câu 17:

Cho các chất sau: anilin, alanin, mononatri glutamat, etyl amoni clorua, lysin, etyl axetat, phenyl axetat. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng; vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng, nóng là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 18:

Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:

A. Ag, Cu, Au, Al, Fe

B. Ag, Cu, Fe, Al, Au

C. Au, Ag, Cu, Fe, Al

D. Al, Fe, Cu, Ag, Au

Câu 19:

Nước cứng không gây ra tác hại nào?

A. Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp

B. Làm giảm mùi vị thực phẩm

C. Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi

D. Làm tắc ống dẫn nước nóng

Câu 20:

M là kim loại nhóm IA; X là clo hoặc brom. Nguyên liệu để điều chế kim loại nhóm IA là:

A. MX.

B. MOH

C. MX hoặc MOH

D. MCl.

Câu 21:

Tiến hành các thí ngiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(2) Cho CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 1.

B.

C. 3.

D. 4

Câu 22:

Cho các chất: H2S, S, SO2, FeS, Na2SO3, FeCO3, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên tác dụng được với H2SO4 đặc nóng?

A. 6

B. 8

C. 5

D. 7

Câu 23:

Cho các chất: H2S, S, SO2, FeS, Na2SO3, FeCO3, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2. Có bao nhiêu chất

A. 2

A. 2

C. 4

D. 5

Câu 24:

Cho Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Bỏ qua sự thủy phân của các muối. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

C. Fe(NO3)3 và AgNO3

D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Câu 25:

Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là

A. 0,12

B. 1,6

C. 1,78

D. 0,8

Câu 26:

Khi hòa tan 30g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư), thoát ra 6,72 lit khí NO (đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2g

B. 1,88g

C. 2,52g

D. 4,25g

Câu 27:

X là dung dịch HCl nồng độ x mol/lít. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/lít. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch X vào 100ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Y vào 100ml dung dịch X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng

A. 11 : 4

B. 11 : 7

C. 7 : 5

D. 7 : 3

Câu 28:

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 20,40 gam

B. 18,96 gam

C. 16,80 gam

D. 18,60 gam

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 2,70.

B. 2,34.

C. 8,40

D. 5,40

Câu 30:

Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là:

A. C3H7CHO

B. C4H9CHO

C. HCHO

D. C2H5CHO

Câu 31:

Tỉ khối hơi của một este X đối với H2 là 44. Thủy phân hoàn toàn 21,12g X bằng 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,72g chất rắn khan. Công thức của X là

A. CH3COOC2H5

B. HCOOC2H5

C. HCOOC3H7

D. C2H5COOCH3

Câu 32:

Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 28,6g CO2 và 18,45g H2O. Giá trị của m là

A. 12,65

B. 11,95

C. 13

D. 13,35

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3/NH3 đư, đun nóng thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là:

A. 51,3%

B. 48,7%.

C. 24,35

D. 12,17%.

Câu 34:

Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và a là

A. OH- và 0,4

B. NO3- và 0,4.

C. OH- và 0,2

D. NO3- và 0,2

Câu 35:

Hòa tan 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 18,75

B. 16,75

C. 19,55

D. 13,95

Câu 36:

Biết a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 3a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn cũng a mol chất béo X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là

A. V = 22,4(2a + b).

B. V = 22,4(3a + b)

C. V = 22,4(5a + b)

D. V = 22,4(6a + b)

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giátrị của m là

A. 17,28

B. 21,6

C. 19,44

D. 18,9

Câu 38:

Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35g. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủA. Giá trị của m là

A. 80

B. 60

C. 30

D. 40

Câu 39:

Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, tỉ lệ x : y = 1 : 3. Kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch chỉ chứa các ion M2+, N3+, NO3-, trong đó số mol ion NO3- gấp 2,5 lần tổng số mol 2 ion kim loại. Khí Z là

A. NO2

B. NO

C. N2

D. N2O

Câu 40:

Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân, khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá trị của m là

A. 8,7.

B. 18,9

C. 7,3

D. 13,1