Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 13)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,1M có:
A. pH = 1
B. pH > 1
C. pH < 1
D. [H+] > 0,2M
Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N
B. Li3N và AlN
C. Li2N3 và Al2N3.
D. Li3N2 và Al3N2
Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm: cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh
B. khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh
D. khí không màu thoát ra, dung dịch không màu
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (b) Sục khí F2 vào nước
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH. (f) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào trong những cách sau đây?
A. Nung natri axetat với vôi tôi xút.
B. Crackinh butan
C. Thủy phân nhôm cacbua trong môi trường axit
D. Từ cacbon và hiđro
Hợp chất dưới đây có tên là gì?
A. 2-đimetylpent-4-en
B. 2,2-đimetylpent-4-en
C. 4-đimetylpent-1-en
D. 4,4-đimetylpent-1-en
Số CTCT có thể có của ankin C4H6 là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D .4.
Hiđrat hóa 2 – metylbut – 2 – en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là:
A. 2 – metylbutan – 3 – ol
B. 3 – metylbutan – 2 – ol.
C. 3 – metylbutan – 1 – ol
D. 2 – metylbutan – 2 – ol
Cho sơ đồ các phản ứng: X + NaOH (dung dịch) Y + Z; Y + NaOH (rắn) T + P;
T Q + H2; Q + H2O Z. Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là:
A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO
B. HCOOCH=CH2 và HCHO
C. CH3COOCH=CH2 và HCHO
D. CH3COOC2H5 và CH3CHO
Metyl fomat có CTCT là
A. CH3COOCH3
B. CH3COOC2H5
C. HCOOC2H5
D. HCOOCH3
Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật
B. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật
C. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật
D. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ, động thực vật.
Nhận định nào dưới đây không đúng về glucozơ và fructozơ?
A. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với hiđro tạo poliancol
B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch phức đồng màu xanh lam
C. Glucozơ có phản ứng tráng bạc vì nó có tính chất của nhóm –CHO
D. Khác với glucozơ, fructozơ không có phản ứng tráng bạc vì ở dạng mạch hở nó không có nhóm –CHO
Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây?
A. Saccarozơ.
B. Đextrin
C. Mantozơ
D. Glucozơ
Ancol và amin nào sau đây cùng bậc:
A. (CH3)3COH và (CH3)2NH
B. C6H5NHCH3 và CH3-CHOH-CH3
C. C2H5OH và (CH3)2NH
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CH-NH2
Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T), alanin (G). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:
A. Z, T, Y, G, X
B. Y, T, X, G, Z.
C. T, Z, Y, X, G
D. T, X, Y, Z, G
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Cho các monome sau: stiren, toluen, metyl axetat, etylen oxit, vinyl axetat, caprolactam, metyl metacrylat, metyl acrylat, propilen, benzen, axit etanoic, axit ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 9.
Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do:
A. W là kim loại rất dẻo
B. W là kim loại nhẹ và bền
C. W có khả năng dẫn điện tốt
D. W có nhiệt độ nóng chảy rất cao
Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)?
A. Ion Br- bị oxi hóa
B. Ion Br- bị khử
C. Ion K+ bị oxi hóa
D. Ion K+ bị khử
Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. đá vôi (CaCO3)
B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O)
C. Thạch cao khan (CaSO4)
D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) NaHS + NaOH ® (2) Ba(HS)2 + KOH ®
(3) Na2S + HCl ® (4) CuSO4 + Na2S ®
(5) FeS + HCl ® (6) NH4HS + NaOH ®
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (6).
D. (1), (6)
Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. NaOH dư.
B. AgNO3
C. Na2SO4
D. HCl
Cho các chất: NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, Zn, Cl2, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
Phản ứng hóa học nào sau đây viết sai?
A. 2Cr + 3Cl22CrCl3
B. Cr + 2HCl CrCl2 + H2
C. Cr + NaOH + H2ONaCrO2 +3/2H2
D. Cr + 6HNO3 (đặc, nguội) Cr(NO3)3 + 3NO2+3H2O
Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là:
A. 50 ml
B. 100 ml
C. 150 ml
D. 200 ml
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng có:
A. CaCO3
B. CaCO3 và Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2
D. Ca(HCO3)2 và CO2
Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lit một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. N2
B. NO
C. N2O
D. NO2
Khi đốt cháy 1 thể tích hiđrocacbon X mạch hở cần 6 thể tích oxi, tạo ra 4 thể tích khí CO2, X cộng HCl tạo ra 1 sản phẩm duy nhất. Vậy X là
A. propen
B. but-1-en
C. but-2-en
D. eten
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm –OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 11,20
B. 14,56
C. 4,48
D. 15,68
Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là:
A. 92%.
B. 80%.
C. 70%.
D. 60%
Cho 23g C2H5OH tác dụng với 24g CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng 60%. Khối lượng este thu được là
A. 23,76g
B. 26,4g
C. 21,12g
D. 22g
Thể tích dung dịch HNO3 96% (D = 1,52g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 kg xenlulozơ trinitrat là
A. 15 lít.
B. 1,439 lít.
C. 24,39 lít.
D. 12,952 lít.
Khối lượng của một đoạn mạch tơ capron là 17176u và của một đoạn mạch caosu buna-S là 19592u. Số mắt xích trong đoạn mạch tơ capron và đoạn mạch cao su buna-S lần lượt là
A. 152 và 124
B. 76 và 227
C. 113 và 158
D. 215 và 214
Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11) gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần 35,28 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 38,9
B. 40,3
C. 43,1
D. 41,7
Hòa tan 5,6g Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 3,36
C. 4,48
D. 6,72
Cho 8,6g hỗn hợp gồm Cu, Cr, Al nung nóng trong oxi dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,8g hỗn hợp X. Để tác dụng hết với các chất có trong X cần V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 0,25
B. 0,15
C. 0,2
D. 0,1
Cho hỗn hợp X gồm 0,56g Fe và 0,12g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92g kim loại. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
A. 0,02M
B. 0,04M
C. 0,05M
D. 0,1M
Cho 26g hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A trong đó có 23,4g NaCl. Giá trị của V là
A. 0,9
B. 1,2
C. 0,72
D. 1,08
Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dungdịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là
A. 32
B. 24
C. 28
D. 36
X, Y, Z là 3 este đều no, mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX< MY< MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A, B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA< MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12g và đồng thời thu được 4,48 lít H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3g H2O. Số nguyên tử H có trong Y là
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12