Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 15)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một dung dịch có pH = 5, đánh giá nào dưới đây là đúng?

A. [H+] = 2.10-5M

B. [H+] = 5.10-4M

C. [H+] = 10-5M

D. [H+] = 10-4M

Câu 2:

Khi đun nóng, phản ứng giữa các cặp chất nào sau đây tạo ra 3 oxit?

A. axit nitric và cacbon

B. axit nitric và lưu huỳnh

C. axit nitric đặc và đồng

D. axit nitric đặc và bạc

Câu 3:

Phản ứng giữa kim loại magie với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:

A. 10.

B. 18.

C. 20.

D. 24.

Câu 4:

Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na2O, NaOH, HCl

B. Al, HNO3 đặc, KClO3.

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3

D. NH4Cl, KOH, AgNO3.

Câu 5:

Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,…Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là

A. CH4.

B. C2H4.

C. C2H2.

D. C6H6.

Câu 6:

Ở điều kiện thường anken ở thể khí có chứa số cacbon 

A. từ 2 đến 3

B. từ 2 đến 4

C. từ 2 đến 5

D. từ 2 đến 6

Câu 7:

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?

A. 1

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8:

Khi cho phenol vào dung dịch NaOH thấy phenol tan. Sục khí CO2 vào dung dịch lại thấy phenol tách ra. Điều đó chứng tỏ:

A. phenol là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic

B. phenol là chất có tính bazơ mạnh

C. phenol là axit mạnh

D. phenol là một loại ancol đặc biệt

Câu 9:

Cho sơ đồ phản ứng:

(1)                                      X + O2t0xt axit cacboxylic Y1

(2)                                      X + H2t0xt ancol Y2

(3)                                      Y1 + Y2 Y3 + H2O

Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là:

A. anđehit acrylic.

B. anđehit propionic

C. anđehit metacrylic

D. anđehit axetic

Câu 10:

Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là

A. CnH2nO (n ≥ 3).

B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).

C. CnH2n+2O (n ≥ 3).

D. CnH2nO2 (n ≥ 2).

Câu 11:

Tên nào đúng đối với chất béo có công thức sau: (C17H35COO)3C3H5?

A. Tristearin

B. Triolein

C. Tripanmitin

D. Trilinolein

Câu 12:

Cho biết chất nào thuộc monosaccarit

A. Glucozơ

B. Saccarozơ

C. Tinh bột

D. Xenlulozơ

Câu 13:

Cho các chất: phenol; axit acrylic; axit axetic; triolein; vinyl clorua; axetilen; và tert-butyl axetat. Trong các chất trên số chất làm mất màu dung dịch brom là:

A. 3.

A. 3.

C. 5.

D. 6.

Câu 14:

Chất nào là amin bậc 3: 

A. (CH3)3C-NH2

B. (CH3)3N

C. (NH2)3C6H3

D. CH3NH3Cl

Câu 15:

Amino axit HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH có tên là

A. axit glutaric

B. axit amino ađipic

C. axit glutamic

D. axit amino pentanoic

Câu 16:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Khi cho quì tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh.

B. Từ 3 α-amino axit khác nhau có thể tạo ra tối đa 6 tripeptit

C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure.

D. Liên kết giữa nhóm CO với NH được gọi là liên kết peptit.

Câu 17:

Nilon-6,6 là một loại

A. axetat

B. poliamit

C. polieste

D. visco

Câu 18:

Câu nào sau đây đúng?
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 sẽ quan sát thấy hiện tượng sau:

A. Bọt khí bay ra ít và chậm hơn lúc đầu

B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu

C. Không có bọt khí bay lên

D. Dung dịch không chuyển màu

Câu 19:

Tìm phát biểu sai?

A. Kim loại kiềm là chất khử mạnh nhất trong số các kim loại ở mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn

B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp

C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm tương đối cao

D. Nhóm kim loại kiềm bao gồm các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

Câu 20:

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất:

A. CaCl2, MgSO4

B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2

B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2

D. CaCl2, Ca(HCO3)2

Câu 21:

Cho các dung dịch: (NH4)2CO3, (CH3NH3)2SO4, K2CO3, NH4Cl, CuSO4, C6H5NH3HSO4. Số chất khi tác dụng với Ba(OH)2 ở điều kiện thường vừa tạo kết tủa vừa tạo khí là?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 22:

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. HNO3 đặc, nguội

B. Cu(NO3)2

C. HCl

D. KOH

Câu 23:

Để chuyển FeCl3 thành FeCl2 ta có thể sử dùng nhóm chất nào sau đây?

A. Fe, Cu, Na

B. HCl, Cl2, Fe

C. Fe, Cu, Mg

D. Cl2, Cu, Ag

Câu 24:

Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau:
- Tính oxi hóa rất mạnh.
- Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp H2RO4 và H2R2O7.
- Tan trong dung dịch kiềm tạo ra anion RO42- màu vàng.
Oxit đó là: 

A. SO3

B. CrO3

C. Cr2O3

D. Mn2O7

Câu 25:

Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hòa vừa đủ. Giá trị của V là:

A. 0,14

B. 0,17

C. 0,18

D. 0,19

Câu 26:

Cho 3,2g bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là:

A. 0,448

B. 0,672

C. 0,746

D. 1,792

Câu 27:

Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 5,91g

B. 19,7g

C. 78,8g

D. 98,5g

Câu 28:

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

A. 7,3

B. 6,6

C. 3,39

D. 5,85

Câu 29:

Tách nước hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là:

A. CH3-CH2-CH(OH)-CH3

B. CH3-CH2-CH2-CH2-OH

C. CH3-CH2-CH2-OH

D. CH3-CH(OH)-CH3

Câu 30:

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX> MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là:

A. C2H5COOH và 56,10%.

B. C3H5COOH và 54,88%.

C. HCOOH và 45,12%.

D. C2H3COOH và 43,90%.

Câu 31:

Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96g HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 3,36.

B. 2,52.

C. 4,2.

D. 2,72.

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8g X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay rA. Giá trị của V là

A. 1,12

B. 3,36

C. 2,24

D. 4,48

Câu 33:

Cho 2,655g amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085g muối. CTPT của X là

A. C3H9N.

B. C3H7N.

C. CH5N.

D. C2H7N.

Câu 34:

Cho 8,4g sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 16,2

B. 42,12

C. 32,4

D. 48,6

Câu 35:

Đốt cháy 6,72g kim loại M với oxi dư thu được 8,4g oxit. Nếu cho 5,04g M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO ở đktc là

A. 1,176 lít

B. 2,016 lít

C. 2,24 lít

D. 1,344 lít

Câu 36:

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 36,6

B. 38,92

C. 38,61

D. 35,4

Câu 37:

Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+; 0,2 mol Mg2+; 0,2 mol NO3-; x mol Cl-; y mol Cu2+. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủA. Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là:

A. 26,4 gam

B. 25,3 gam

C. 21,05 gam

D. 20,4 gam

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98g X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 46,888

B. 51,242

C. 60,272

D. 62,124

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức, mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 10,88

B. 12,48

C. 13,12

D. 14,72

Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là

A. 4.

B. 6

C. 8

D. 12