Bộ đề luyện thi Hóa Học có đáp án (Đề số 20)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
N2 thể hiện tính khử khi tác dụng với?
A. H2
B. Na
C. Mg
D. O2
Phương trình H+ + OH- H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình sau:
A. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O
B. NaOH + HCl NaCl + H2O
C. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
D. 3HCl + Fe(OH)3 FeCl3 + 3H2O
Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric loãng, giả thiết chỉ tạo ra nitơ monooxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:
A. 10
B. 18
C. 20
D. 24
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là:
A. CO2.
B. O2
C. H2
D. N2
Trong phân tử các anken, theo chiều tăng số nguyên tử cacbon, phần trăm khối lượng của cacbon
A. tăng dần
B. giảm dần
C. không đổi
D. biến đổi không theo qui luật
Công thức phân tử nào phù hợp với pentin?
A. C3H6
B. C3H4
C. C5H10
D. C5H8
Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl
B. HCl
C. NaHCO3
D. KOH
Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO. Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là:
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Vinyl fomat có CTPT là
A. C3H6O2
B. C4H6O2
C. C2H4O2
D. C3H4O2
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ phản ứng
A. thủy phân.
B. quang hợp
C. hóa hợp
D. phân hủy
Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là
A. etanmetanamin
B. propanamin
C. etylmetylamin
D. propylami
So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lí?
A. CH3OH < C2H5COOH < CH3COOCH3
B. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3
C. CH3COOCH3< C2H5COOH < C3H7OH
D. CH3COOCH3< C3H7OH < C2H5COOH
Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:
A. 1, 3
B. 2, 3
C. 1, 2, 3
D. 1, 2
Ứng dụng nào sau đây của amino axit là không đúng?
A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh
B. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt)
C. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống
D. Các amino axit có chứa nhóm –NH2 ở vị trí số 6 trở lên là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Tơ nilon-6,6 là
A. hexacloxiclohexan
B. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin
C. poliamit của axit ε-aminocaproic
D. polieste của axit ađipic và etylen glicol
Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh.
(2) Lipit gồm các chất béo, sáp, steroit, photpholipit,...
(3) Chất béo là chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại?
A. Cu(NO3)2 dư
B. MgSO4 dư
C. Fe(NO3)2 dư
D. FeCl3 dư
Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử?
A. Al, Fe, Zn, Mg.
B. Ag, Cu, Mg, Al
C. Na, Mg, Al, Fe
D. Ag, Cu, Al, Mg
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
(2) Thép cacbon để trong không khí ẩm.
(3) Nhúng thanh kẽm trong dung dịch HCl.
(4) Nhúng thanh đồng trong dung dịch HNO3 loãng.
(5) Nhúng thanh kẽm trong dung dịch AgNO3.
(6) Nhúng thanh đồng trong dung dịch Fe(NO3)3.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong tự nhiên vì
A. đây là những kim loại hoạt động hóa học rất mạnh
B. thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ
C. đây là những kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân
D. đây là những kim loại nhẹ
Trong các khẳng định sau đây:
(1) Sắt có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 dư.
(2) Sắt có khả năng tan trong dung dịch CuCl2 dư.
(3) Đồng có khả năng tan trong dung dịch PbCl2 dư.
(4) Đồng có khả năng tan trong dung dịch FeCl2 dư.
(5) Đồng có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 dư
Các khẳng định nào sau đây đúng?
A. 1, 2, 5.
B. 1, 2, 3.
C. 3, 4.
D. 3, 4, 5.
Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3
B. Zn(OH)2
C. Be(OH)2
D. Be(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3
Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?
A. 10
B. 100
C. 1000
D. 10000
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,15 mol N2O và 0,1 mol NO. Giá trị của m là:
A. 0,81
B. 1,35
C. 8,1
D. 13,5
Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. tăng 13,2g
B. tăng 20g
C. giảm 6,8g
D. giảm 16,8g
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trắm số mol của anken trong X là
A. 40%.
B. 75%.
C. 25%.
D. 50%.
Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là:
A. C2H5OH và C4H9OH.
B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
C. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.
D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.
Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là:
A. HCHO
B. (CHO)2
C. CH3CHO
D. C2H5CHO
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH3COOC2H3, C2H3COOCH3 và (CH3COO)3C3H5 cần 17,808 lít O2 (đktc) thu được 30,36g CO2 và 10,26g H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với bao nhiêu mol NaOH?
A. 0,12
B. 0,16
C. 0,18
D. 0,2
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (H = 90%) thì thể tích dung dịch HNO3 96% (d = 1,52g/ml) cần dùng là
A. 1,439 lít.
B. 15 lít.
C. 24,39 lít.
D. 14,39 lít.
Một amino axit X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Cho 1,875g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo ra 2,425g muối. CTCT của X là:
A. NH2CH2COOH
B. NH2(CH2)2COOH
C. CH3-CH(NH2)COOH
D. NH2(CH2)3COOH
Cho 3,24 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là:
A. 2,688 lít.
B. 4,032 lít
C. 8,736 lít.
D. 1,792 lít.
Hòa tan 1,8 gam muối sunfat khan của một kim loại hóa trị II trong nước, rồi thêm nước cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng với 10 ml dung dịch cần vừa đủ 20 ml dung dịch BaCl2 0,15M. Công thức hóa học của muối sunfat là
A. CuSO4
B.FeSO4
C. MgSO4
D. ZnSO4
Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe(OH)2 và 0,1 mol BaSO4 ngoài không khí tới khối lượng không đổi thì số gam chất rắn còn lại là
A. 39,3
B. 16
C. 37,7
D. 23,3
Lấy 13,86 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 16,02 gam alanin duy nhất. Số liên kết peptit trong X là?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Cho 26g hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A trong đó có 23,4g NaCl. Giá trị của V là
A. 0,9.
B. 1,2.
C. 0,72.
D. 1,08.
Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
A. 73,4
B. 77,6
C. 83,2
D. 87,4
Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2, FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủA. Giá trị của V là
A. 16,8.
B. 24,64.
C. 38,08.
D. 11,2.