Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Crom(III) hiđroxit có màu gì?

A. Màu vàng.

B. Màu lục xám.

C. Màu đỏ thẫm.

D. Màu trắng.

Câu 2:

Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?

A. Fe(NO3)2.

B. HNO3 đặc.

C. HCl.

D. NaOH.

Câu 3:

Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?

A. NH4Cl.

B. Na2CO3

C. Na3PO4

D. NaCl

Câu 4:

Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?

A. HCl

B. NaCl

C. Na2CO3

D. NH4NO3

Câu 5:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa?

A. KHCO3

B. KOH

C. NaNO3

D. Na2SO4

Câu 6:

Chất nào sau đây có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất?

A. CH3COOH

B. C6H6

C. C2H4

D. C2H5OH

Câu 7:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Ca

B. Fe

C. Na

D. Al

Câu 8:

Công thức hóa học của tristearin là

A. (C15H31COO)3C3H5.

B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5.

D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 9:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(NO3)3.

B. NaHCO3.

C. Al

D. MgCl2.

Câu 10:

Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với

A. KCl

B. nước brom.

C. dung dịch KOH đặc.

D. kim loại K.

Câu 11:

Ở nhiệt độ cao, cacbon không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?

A. H2SO4 đặc.

B. KClO3.

C. Cl2.

D. Mg.

Câu 12:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ visco.

B. Tơ tằm.

C. Tơ lapsan.

D. Tơ nilon-6,6.

Câu 13:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 5,04 lít H2 (đktc). Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,475 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 13,50.

B. 21,49.

C. 25,48.

D. 14,30.

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm MgO, Al, Zn và Fe trong dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO; 0,05 mol N2. Số mol HNO3 đã bị khử là

A. 1,20.

B. 1,00.

C. 0,20

D. 0,15.

Câu 15:

Hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol hiđrocacbon X vào bình đựng lượng dư dung dịch brom, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,8 gam. Công thức phân tử của X

A. C2H4.

B. C3H6

C. C4H8

D. C4H6

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và (CH3)2NH bằng lượng vừa đủ khí O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 59,1 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là

A. 26,1.

B. 28,9.

C. 35,2.

D. 50,1.

Câu 17:

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Công thức của X, Y, Z lần lượt là

A. O2, H2O, NaNO3.

B. P2O3, H2O, Na2CO3.

C. O2, NaOH, Na3PO4.

D. O2, H2O, NaOH.

Câu 18:

Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y gồm

A. Mg, Fe và Cu.

B. MgO, Fe và Cu.

C. MgO, Fe3O4, Cu.

D. MgO, Fe2O3, Cu.

Câu 19:

Từ chất X thực hiện các phản ứng hóa học sau:

Chất X có thể là

A. HCOOCH=CH2.

B. CH3COOCH3.

C. CH2=CHCOOCH=CHCH3.

D. C2H5COOCH=CHCH3.

Câu 20:

Cho dãy các chất: metan, axetilen, benzen, phenol, anilin, axit acrylic, anđehit axetic. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

B. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.

C. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch Na3PO4 có kết tủa màu trắng xuất hiện.

D. Khí NH3 làm giấy quỳ tím tẩm nước cất hóa xanh.

Câu 22:

Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. Fe, H2SO4, H2

B. Cu, H2SO4, SO2

C. CaCO3, HCl, CO2.

D. NaOH, NH4Cl, NH3.

Câu 23:

Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm Al, MgCO3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn Z gồm

A. BaSO4, MgO và FeO.

B. BaSO4, MgO, Al2O3 và Fe2O3.

C. MgO và Fe2O3.

D. BaSO4, MgO và Fe2O3.

Câu 24:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.

(c) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.

(d) Nhúng thanh kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(e) Đốt Ag2S bằng khí O2.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 25:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H9NO2) và chất Y (C2H8N2O3). Cho 6,14 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol hai amin đơn chức, bậc một và dung dịch F chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 5,10.

B. 4,92.

C. 5,04.

D. 4,98.

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 tác dụng với dung dịch KOH tạo ra muối K2CrO4.

B. Trong môi trường kiềm, anion CrO2- bị oxi hóa bởi Cl2 thành anion CrO42-.

C. Cr2O3 và Cr(OH)3 đều là chất có tính lưỡng tính.

D. Khi phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng thì kim loại Cr bị khử thành cation Cr2+.

Câu 27:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.

(b) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.

(c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit.

(d) Ở điều kiện thường, etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.

(e) Metylamin có lực bazơ lớn hơn lực bazơ của etylamin.

(g) Gly-Ala và Gly-Ala-Gly đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím.

Số phát biểu đúng

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.

(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 29:

Thực hiện hai thí nghiệm sau:
· Thí nghiệm 1: Cho m1 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag.

· Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag. Biểu thức liên hệ giữa m1 và m2

A. 38m1 = 20m2

B. 19m1 = 15m2

C. 38m1 = 15m2

D. 19m1 = 20m2

Câu 30:

Hòa tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch X. Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 0,5M vào dung dịch X và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m gam) theo thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) như sau:

Giá trị của a là

A. 8,10

B. 4,05.

C. 5,40.

D. 6,75.

Câu 31:

Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là

A. V = 22,4(3x + y).

B. V = 44,8(9x + y).

C. V = 22,4(7x + 1,5y).

D. V = 22,4(9x + y).

Câu 32:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Lòng trắng trứng, anilin, fructozơ, axit fomic.

B. Lòng trắng trứng, natri panmitat, glucozơ, axit fomic.

C. Saccarozơ, natri axetat, glucozơ, phenol.

D. Lòng trắng trứng, lysin, saccarozơ, anđehit fomic.

Câu 33:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Ba(OH)2; 0,255 mol KOH và 0,2 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl, sinh ra 0,25 mol CO2. Giá trị của V là

A. 9,520.

B. 12,432.

C. 7,280.

D. 5,600.

Câu 34:

Hỗn hợp X gồm C4H8, C6H12, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác, để tác dụng với 14,6 gam X trên cần dùng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tỉ lệ x : y là

A. 24 : 35

B. 40 : 59

C. 35 : 24.

D. 59 : 40.

Câu 35:

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có tối đa 11,2 gam KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là

A. 21,2.

B. 12,9.

C. 20,3.

D. 22,1.

Câu 36:

Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, Z là axit no, mạch hở (MZ > 90) và este T (phân tử chỉ chứa chức este) tạo bởi X, Y với một phân tử Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,325 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z T, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 17,55 gam H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,75.

B. 7,70.

C. 7,85.

D. 7,80.

Câu 37:

Cho một lượng hỗn hợp M gồm etylamin, etylenđiamin (hay etan-1,2-điamin), axit glutamic (Glu) và amino axit X có công thức dạng CnH2n + 1- x(NH2)xCOOH (n, x nguyên dương; tỉ lệ mol nGlu : nX = 3 : 4) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,5M, thu được dung dịch Z chứa 16,625 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X

A. 15,73%.

B. 11,96%.

C. 19,18%.

D. 21,21%.

Câu 38:

Hỗn hợp M gồm hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X Y. Cho 31,644 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 288 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch F chứa a gam hỗn hợp muối natri của alanin và lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b mol M cần dùng vừa đủ 35,056 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 228 : 233. Kết luận nào sau đây sai?

A. Phần trăm số mol muối natri của alanin có trong a gam hỗn hợp muối là 41,67%.

B. Giá trị của a là 41,544.

C. Giá trị của b là 0,075.

D. Tổng khối lượng CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 31,644 gam M là 85,536 gam.

Câu 39:

Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Giá trị của t là

A. 10615

B. 9650

C. 11580

D. 8202,5

Câu 40:

Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30,5.

B. 32,2.

C. 33,3.

D. 31,1.