Bộ đề luyện thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. Lysin.

B. Metỵlamin.

C. Glyxin.

D. Axit glutamic

Câu 2:

Khi thủy phân chất béo tripanmitin bằng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được glixerol và muối có công thức là

A. C17H35COONa

B. C17H33COONa

C. C15H33COONa

D. C15H31COONa

Câu 3:

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là

A. axit cacboxylic

B. α-amino axit.

C. este

D. β-amino axit

Câu 4:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. polietilen.

B. poli(vinyl clorua).

C. polistiren

D. nilon-6,6.

Câu 5:

Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. CH3COOC6H5.

B. C2H3COOC6H5

C. CH3COOCH2C6H5

D. C6H5COOCH3

Câu 6:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalamin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-AI a-Val -Val -Phe

B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly

C. Gly-Phe-Gly-Ala-Val

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Câu 7:

Cho 28,8 gam một tetrapeptit mạch hở X (được tạo bởi các amino axit có dạng H2NCxHyCOOH) tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 49,4 gam muối. Khối lượng phân tử của X là

A. 274.

B. 246

C. 260.

D. 288.

Câu 8:

Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thứ tự:

A. Fe < Al < Ag < Cu < Au

B. Fe < Al < Au < Cu < Ag

C. Cu < Fe < Al < Au < Ag.

D. Cu < Fe < Al < Ag < Au.

Câu 9:

Cho các chất sau: saccarozo, metyl axetat, triolein, Gly-Ala-Gly. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 trong dung dịch ở nhiệt độ thường là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 10:

Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2SO4, Na2CO3

B. Na2CO3, HCl

C. Ca(OH)2, Na2CO3 ,NaNO3

D. Na2CO3, Na3PO4

Câu 11:

Cho các kim loại: Be, Ba, Li, Na, Mg, Sr. Số kim loại có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. 1

B. 3

C. 4.

D. 2.

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este no đơn chức mạch hở, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Số cu tạo của este là

A. 3.

B. 2.

C. 4

D. 1.

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn 2,73 gam kim loại kiềm vào nước thu được một dung dịch có khối lượng lớn hơn so với lượng nước đã dùng là 2,66 gam. Đó là kim loại

A. Na.

B. RB

C. K.

D. Li

Câu 14:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước dư, thu được Hòa tan hoàn toàn 2,73 gam kim loại kiềm vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thụ khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau

Giá trị của m và V lần lượt là

A. 16 và 3,36.

B. 22,9 và 6,72

C. 32 6,72.

D. 3,36 và 8,96

Câu 15:

Khi cho 3,75 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành là

A. 10,00 gam.

B. 4,85 gam

C. 4,50 gam.

D. 9,70 gam

Câu 16:

Phèn nhôm (phèn chua) có công thức hóa học là

A. KAl(SO4)2.12H2O

B. B, C đều đúng

C. NaAlFe6

D. NH4A1(SO4)2.12H2O

Câu 17:

Thông thường khi bị gãy tay chân… người ta phải bó bột lại vậy họ đã dùng hóa chất nào?

A. CaSO4.2H2O

B. CaCO3.

C. 2CaSO4.H2O.

D. CaSO4

Câu 18:

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là

A. 400 ml

B. 600 ml.

C. 200 ml

D. 800 ml

Câu 19:

Khi lên men 360 gam glucozo thành ancol etylic với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

A. 92 gam.

B. 276 gam

C. 138 gam.

D. 184 gam.

Câu 20:

Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl, NaCl, CuCl2, FeCl3. Thứ tự các quá trình nhận electron trên catot là

Câu 21:

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, A12(SO4)3, Cr, Cr(OH)2, CrCl3 và NaHCO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3

B. 4.

C. 2

D. 1.

Câu 22:

Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y pH

A. 1

B. 2

C. 3.

D. 4

Câu 23:

Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là

A. CH3COOCH=CHCH3

B. HCOOCH3

C. CH3COOCHCH2.

D. HCOOCH=CH2.

Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.

(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

(d) Tinh bột và xenlulozo là hai chất đồng phân của nhau

(e) Glucozo saccarozo đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 3

D. 2.

Câu 25:

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH, thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là

A. 6,36.

B. 6,45.

C. 5,37.

D. 5,86.

Câu 26:

Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng HNO3 dư thấy thoát ra 20,16 lít khi NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 81,55.

B. 115,85.

C. 29,40.

D. 110,95.

Câu 27:

Cho các nhận xét sau:

(1) Cấu hình e của Fe2+ là [Ar]3d44s2.

(2) Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.

(3) Hỗn hợp KNO3 và Cu có thể tan trong dung dịch NaHSO4.

(4) Hỗn hợp Cu và Cu(NO3)2 có thể tan trong HBr.

(5) Cho Fe3O4 tác dụng với HI thì thu được sản phẩm FeI2, I2 và H2O.

Số nhận xét sai

A. 3.

B. 4.

C. 1

D. 2.

Câu 28:

Cho 18,2 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Cr, Fe, Cu tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Nếu cho 18,2 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì thu được 1,68 lít khí SO2 (ở đktc). Thành phần % về khối lượng của crom và đồng trong hỗn hợp X là

A. 42,86% và 26,37%.

B. 48,21% và 9,23%.

C. 42,86% va 48,21%.

D. 48,21% và 42,56%.

Câu 29:

Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch C lần lượt là:

A. 0,15M 0,25M

A. 0,15M 0,25M

C. 0,3M và 0,5M.

D. 0,15M và 0,5M.

Câu 30:

Hòa tan 2,88 gam XSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (với điện cực trơ) trong thời gian t giây thì được m gam kim loại ở catot và 0,007 mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì được kim loại và tổng số mol khí (ở cả 2 bên điện cực) là 0,024 mol. Giá trị của m là

A. 0,784.

B. 0,896.

C. 0,910.

D. 1,152.

Câu 31:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 3,46

B. 4,68.

C. 5,92.

D. 2,26.

Câu 32:

Cho m gam hỗn hợp X gồm một peptit A và một amino axit B (MA > 4MB) được trộn theo tỉ lệ mol 1:1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 360ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Z chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?

A. A có 5 liên kết peptit

B. Tỉ lệ số phân tử glyxin và alanin trong phân tử A là 3 : 2.

C. B có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%.

D. A có thành phần trăm khối lượng N là 20,29%.

Câu 33:

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,40 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,32 gam hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

A. 2,72 gam.

B. 1,64 gam

C. 3,28 gam.

D. 2,46 gam

Câu 34:

Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ khối lượng mC : mH : mO = 14 : 1 : 8. Đun nóng 2,76 gam X với 75ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a

A. 5,40.

B. 6,60.

C. 6,24.

D. 6,96.

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 122,76 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỉ lệ số mol 1 : 2 : 3. Dung dịch Y làm mất màu tối đa bao nhiêu gam KMnO4 trong môi trường axit sunfuric?

A. 6,162

B. 6,004.

C. 5,846.

D. 5,688

Câu 36:

Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất của crom.

Các chất X, Y, Z, T theo tứ tự lần lượt là

A. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

B. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.

D. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.

Câu 37:

Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2/V1 thấy

A. V2/V1 = 0,9 hoặc V2/V1 = 1,183.

B. V2/V1 = 2,7 hoặc V2/V1 = 3,55

C. V2/V1 = 1,7 hoặc V2/V1 = 3,75.

D. V2/V1 = 2,5 hoặc V2/V1 = 3,55

Câu 38:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2

(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3

(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2.

(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3

(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3.

B. 1.

C. 2

D. 4.

Câu 39:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím hóa xanh

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag tráng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Anilin, lòng trắng trứng, glucozo, lysin

B. Lysin, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

C. Lysin, anilin, lòng trắng trứng, glucozo

D. Lysin, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

Câu 40:

Este A tạo bởi 2 axit cacboxylic X , Y đều mạch hở, không phân nhánh và ancol Z. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam A bằng 190ml dung dịch NaOH xM, để trung hòa NaOH dư sau phản ứng cần dùng 80ml dung dịch HCl 0,25M, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được b gam hỗn hợp muối khan M. Nung M trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R và hỗn hợp khí K gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 5,376 lít một chất khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng chất rắn R thu được ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, có 8,064 lít khí CO2 thoát ra. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Để đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z cần dùng 2,352 lít O2 (đktc), sau phản ứng khí CO2 và hơi nước tạo thành có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11 : 6. Tổng ba giá trị của a, b, x gần nhất với

A. 64

B. 60.

C. 62.

D. 66.