Bộ đề Luyện thi THPTQG Môn Địa Lí cực hay có lời giải chi tiết (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên khí hậu có

A. nền nhiệt độ cao       

B. bốn mùa rõ rệt

C. độ ẩm lớn, mưa nhiều.

D. gió mùa Đông Bắc.

Câu 2:

Phát biểu nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình ít chịu tác động của con người.

C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

Câu 3:

Khi di chuyển xuống phía nam nước ta, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở

A. dãy Tam Điệp.

B. dãy Bạch Mã

C. dãy Hoành Sơn.        

D. các cao nguyên Nam Trung Bộ.

Câu 4:

Một trong những đặc điểm quan trọng của người lao động nước ta là

A. có trình độ công nghệ thông tin đứng hàng đầu thế giới.

B. có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm rất cao.

C. cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

D. lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 5:

Năm 2005, thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta là

A. kinh tế Nhà nước.

B. kinh tế ngoài Nhà nước.

C. kinh tế tư nhân.

D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6:

Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là

A. sản xuất quy mô nhỏ, công cụ thủ công

B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. mang tính tự cấp, tự túc.

Câu 7:

Hai trong số các đảo đông dân ở nước ta là

A. hòn Tre và hòn Khoai.

B. Cát Bà và Lý Sơn.

C. Cồn Cỏ và Thổ Chu.

D. Bạch Long Vĩ và Côn Đảo.

Câu 8:

Một trong những nguồn lực để phát triển công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.

B. nguồn vốn đầu tư lớn.

C. nguồn năng lượng phong phú.

D. trình độ khoa học, kĩ thuật cao.

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ sắt là

A. Tĩnh Túc.

B. Thạch Khê.

C. Tùng Bá.

D. Trại Cau.

Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Pù Mát

B. Xuân Sơn

C. Ba Vì.

D. Ba Bể.

Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến phân bố ở vùng

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng (năm 2007) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Sóc Trăng, Kiên Giang.

B. Cần Thơ, Cà Mau

C. Long Xuyên, Kiên Lương.

D. Tân An, Mỹ Tho

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế nào sau đây có tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản cao nhất (năm 2007)?

A. Hà Nội

B. Cần Thơ    

C. Đà Nẵng

D. Hải Phòng.

Câu 14:

Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Hưng Yên.

B. Vĩnh Phúc. 

C. Hà Nam.   

D. Hải Dương.

Câu 15:

Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 50% tập trung chủ yếu tại vùng

A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 16:

Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao tập trung chủ yếu ở hai vùng

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 17:

Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng gia cầm lớn hơn cả là

A. Phú Thọ

B. Gia Lai

C. Đồng Nai

D. Bắc Giang

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

C. đất lâm nghiệp có rừng.

D. đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây không đúng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Địa hình thấp, mạng lưới sông ngòi dày đặc, các khoáng sản chính là đá vôi; đá axit; sét, cao lanh và than bùn.

B. Năm 2007, GDP chiếm 17,6% cả nước với tỉ trọng cao nhất là khu vực nông, lâm, thuỷ sản.

C. Phần lớn diện tích là đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

D. Có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng.

Câu 20:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. sự tàn phá của chiến tranh.

C. nạn cháy rừng.

D. biến đổi khí hậu

Câu 21:

Tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thu nhập bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước là do

A. nguồn tài nguyên, khoáng sản nghèo nhất nước.

B. có số dân đông nhất trong các vùng.

C. hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp

D. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ.

Câu 22:

Các khu công nghiệp của nước ta có đặc điểm phân bố là

A. tập trung ở miền Bắc.

B. không đều theo lãnh thổ.

C. tập trung ở vùng miền núi.

D. đồng đều trên các vùng lãnh thổ.

Câu 23:

Giai đoạn 1990 – 2005, tình hình xuất khẩu của nước ta có đặc điểm là

A. hầu hết đạt giá trị thấp hơn so với nhập khẩu.

B. các sản phẩm chế biến và tinh chế có tỉ trong tương đối cao.

C. hầu hết đạt giá trị cao hơn so với nhập khẩu (xuất siêu).

D. có thị trường lớn nhất là khu vực Đông Nam Á.

Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên?

A. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk.

B. Hồ tiêu trồng nhiều nhất ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng.

C. Chè có diện tích lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng.

D. Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

Câu 25:

Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. có nhiều ngành công nghiệp hiện đại, hàm lượng kĩ thuật cao.

B. có lực lượng lao động đông đảo.

C. có ranh giới không thay đổi theo thời gian.

D. có cửa ngõ thông ra biển.

Câu 26:

Việc làm thuỷ lợi ở vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do

A. đất tơi xốp, tầng phong hoá sâu.

B. sự phân mùa của khí hậu.

C. độ dốc lớn.

D. số giờ nắng nhiều.

Câu 27:

Nhóm nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là

A. Lào, Malaixia, Philippin, Việt Nam.

B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam.

C. Việt Nam, Mianma, Thái Lan, Malaixia.

D. Inđônêxia, Campuchia, Philippin, Mianma.

Câu 28:

Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, năm2016, nước có mật độ dân số cao nhất so với nước có mật độ dân số thấp nhất chênh nhau

A. 7,3 lần. 

B. 3,3 lần. 

C. 9,3 lần. 

D. 2,2 lần.

Câu 29:

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010-2016.

A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau.

D. Trung Quốc là nước xuất siêu.

Câu 30:

Về chế độ mưa, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là

A. mưa vào thu - đông.

B. mưa vào mùa đông.

C. mưa vào hè – thu.     

D. mưa vào đầu hạ.

Câu 31:

Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để

A. sử dụng triệt để nguồn lao động.

B. hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra.

C. giảm bớt nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp.

D. thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Câu 32:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. có năng suất lúa cao hơn.

B. có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn.

C. có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.

D. có trình độ thâm canh cao hơn.

Câu 33:

Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

A. đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. địa hình bằng phẳng.

C. khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá thành 2 mùa: mưa, khô rõ rệt.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 34:

Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

B. tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại.

C. xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác để tiết kiệm chi phí.

D. hợp tác toàn diện lao động nước ngoài.

Câu 35:

Ý nào sau đây không đúng khi nói về những thách thức đối với ASEAN?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.

C. Tốc độ đô thị hoá còn chậm.

D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí.

Câu 36:

Cho bảng số liệu:

Cho bảng số liệu: về sản lượng và cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 2000 – 2016?

A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng, giảm không ổn định.

B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng ngày càng tăng, năm 2016 chiếm 53,0%.

D. Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 tăng gấp hơn 3,5 lần so với năm 2000.

Câu 37:

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ suất sinh, tử và gia tăng dân số tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1979 – 2016.

A. Tỉ suất sinh của nước ta tăng giảm không ổn định.

B. Tỉ suất tử của nước ta liên tục giảm.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta ngày càng giảm.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta rất ổn định.

Câu 38:

Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp ở nước ta nhằm

A. đa dạng hoá sản phẩm.

B. phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất.

C. hoàn chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp.

D. hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 39:

Để phát triển chăn nuôi gia súc, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa cần thiết phải

A. cải tạo các đồng cỏ để giải quyết nguồn thức ăn.

B. tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để trao đổi kinh nghiệm.

C. phát triển giao thông vận tải để gắn với thị trường tiêu thụ.

D. đa dạng các sản phẩm chăn nuôi.

Câu 40:

Ý nào không phải đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển.

B. Diện tích lớn nhất so với các vùng kinh tế trọng điểm khác.

C. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn cao.

D. Có thế mạnh về tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.