Bộ đề ôn luyện Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Vinyl clorua là sản phẩm của phản ứng cộng giữa axetilen với chất X theo tỉ lệ mol 1 : 1. X là
A. H2
B. H2O
C. Cl2
D. HCl
Chất nào sau đây được dùng làm thuốc diệt chuột?
A. NaHCO3
B. Na2CO3
C. Zn3P2
D. ZnCl2
Chất nào sau đây không có trạng thái khí, ở nhiệt độ thường
A. Trimetylamin
B. Metylamin
C. Etylamin
D. Anilin
Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen
A. Phenylamin
B. Metylamin
C. Propylamin
D. Etylamin
Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. AlCl3
B. CaCO3
C. BaCl2
D. Ca(HCO3)2
Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ
B. glucozơ, fructozơ và amilozơ
C. glucozơ, flurctozơ và tinh bột
D. glucozơ, fructozơ và saccarozơ
Este nào thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp 2 chất đều tham gia phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOCH3
B. HCOOCH2CH=CH2
C. CH3COOCH=CH2
D. HCOOCH=CHCH3
Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
A. đồng (II) oxit và magie oxit
B. đồng (II) oxit và than hoạt tính
C. đồng (II) oxit và mangan oxit
D. than hoạt tính
Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Al, Zn, Cu
B. Al, Cr, Fe
C. Zn, Cu, Fe
D. Al, Fe, Mg
Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 0,2M với 100 ml dung dịch HCl 0,1M được dung dịch X. pH của dung dịch X là
A. 12,7
B. 2
C. 12
D. 7
Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0
B. 6,4
C. 8,5
D. 2,2
Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam anđehit X thu được 5,4 gam H2O và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C4H8O
B. C3H6O
C. C2H4O
D. C4H6O2
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 50%
B. 70%
C. 60%
D. 80%
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
B. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3
C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4
D. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl
Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3COOH
B. CH3COONa và CH3OH
C. CH3COOH và CH3ONa
D. CH3OH và CH3COOH
Đốt cháy 15,5 gam photpho trong oxi dư rồi hòa tan sản phẩm vào 200 gam nước. C% của dung dịch axit thu được là
A. 11,36%
B. 20,8%
C. 24,5%
D. 22,7%
Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn thì thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
- X đều không có phản ứng với dung dịch HCl, dung dịch HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
A. Dung dịch Ba(HCO3)2
B. Dung dịch MgCl2
C. Dung dịch KOH
D. Dung dịch AgNO3
Trong công nghiệp người ta điều chế H3PO4 bằng những hóa chất nào sau đây
A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 loãng
B. Ca(H2PO4)2 và H2SO4 đặc
C. Ca3(PO4)2 và H2SO4 đặc
D. P2O5 và H2O
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,4
D. 0,3
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. glixerol, glyxin, anilin
B. etanol, fructozơ, metylamin
C. metyl axetat, glucozơ, etanol
D. metyl axetat, phenol, axit axetic
Cho các chất sau: isopren; stiren, xilen; etilen; xiclohexan; xenlulozơ. Có bao nhiêu chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Đốt cháy hoàn toàn este X mạch hở tạo thành 2a mol CO2 và a mol H2O. Mặt khác, thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương), chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon trong Y). X có thể là
A. este không no, hai chức một liên kết đôi
B. este không no, đơn chức, hai liên kết đôi
C. este không no, hai chức có hai liên kết đôi
D. este không no, đơn chức, một liên kết đôi
Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là
A. C3H8
B. C3H6
C. C4H8
D. C3H4
Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:
Chất A, B, C lần lượt là các chất sau
A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Đun nóng 21,9 gam este đơn chức X với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 12 gam NaOH phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần dùng vừa đủ 42,56 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 26,28
B. 43,80
C. 58,40
D. 29,20
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 14,56
C. 11,20
D. 15,68
Cho các muối: (1) NaHCO3, (2) K2HPO4, (3) Na2HPO3, (4) NH4HS, (5) KHSO4. Số muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tương ứng tạo muối trung hòa là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
A. 18,24 gam
B. 21,12 gam
C. 20,16 gam
D. 24 gam
Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x, y, z lần lượt là
A. 0,60; 0,40 và 1,50
B. 0,30; 0,60 và 1,40
C. 0,30; 0,30 và 1,20
D. 0,20; 0,60 và 1,25
H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3
B. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2
C. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3
D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn
Cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch HNO3 60% (D = 1,15 g/mL) thu được 59,4 gam xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng 90%. Thể tích dung dịch HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 20,29 mL
B. 54,78 mL
C. 60,87 mL
D. 18,26 mL
Hòa tan hoàn toàn 9,48 gam hỗn hợp Fe và FeO vào V (ml) dung dịch HNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch B và 3813 ml khí không màu (duy nhất) hóa nâu ngoài không khí, thể tích khí đo ở nhiệt độ 27°C, áp suất 1atm. Thể tích V (ml) của dung dịch HNO3 cần dùng là?
A. 910 ml
B. 1812 ml
C. 990 ml
D. 1300 ml
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 2,7 gam nước. Oxi hóa m gam X thành anđehit, rồi lấy toàn bộ lượng anđehit thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thấy tạo thành 86,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Phần trăm khối lượng của C2H5OH trong X là
A. 37,1%
B. 62,9%
C. 74,2%
D. 25,8%
Khi cho C6H14 tác dụng với clo chiếu sáng tạo ra tối đa 5 sản phẩm đồng phân chứa 1 nguyên tử Clo. Tên của ankan trên là
A. 3-metylpentan
B. hexan
C. 2-metylpentan
D. 2,3-đimetylbutan
Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Phản ứng thế Brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen (C6H6).
(c) Oxi hóa không toàn toàn etilen là phương pháp hiệu đại để sản xuất anđehit axetic.
(d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l các ion SO42- và NO3- trong dung dịch X
A. 0,900 M và 1,600 M
B. 0,902 M và 1,640 M
C. 0,904 M và 1,460 M
D. 0,120 M và 0,020 M
Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí hiđro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn R. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho R tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. Giá trị m gần nhất với (Biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
A. 5,4 gam
B. 1,8 gam
C. 3,6 gam
D. 18 gam
X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic, Z là axit cacboxylic no hai chức, T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi sau đó lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 7,00
B. 8,50
C. 9,00
D. 10,50
X là este đơn chức, Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác đun nóng 21,2 gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Số phân tử H (hiđro) có trong este Y là
A. 10
B. 8
C. 14
D. 12