Bộ đề ôn luyện Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là

A. propyl axetat

B. metyl axetat

C. etyl axetat

D. metyl propionat

Câu 2:

Hai chất nào dưới đây là đồng phân của nhau?

A. Fructozơ và amilozơ

B. Saccarozơ và glucozơ

C. Glucozơ và fructozơ

D. Tinh bột và xenlulozơ

Câu 3:

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

A. HCOOH và NaOH

B. CH3COONa và CH3OH

C. HCOOH và CH3OH

D. HCOOH và C2H5NH2

Câu 4:

Phân tử xenlulozơ được tạo nên từ nhiều gốc

A. β-glucozơ

B. α-glucozơ

C. α-fructozơ

D. β-fructozơ

Câu 5:

Khi thủy phân hoàn toàn chất nào sau đây trong môi trường axit, ngoài thu được glucozơ còn thu được fructozơ?

A. xenlulozơ

B. saccarozơ

C. tinh bột

D. isoamyl fomat

Câu 6:

Amin nào sau đây là amin bậc một?

A. C6H5NH2

B. CH3NHCH3

C. CH3NHC2H5

D. CH3NHC6H5

Câu 7:

Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

A. saccarozơ

B. tinh bột

C. glucozơ

D. xenlulozơ

Câu 8:

Chất có nhiều trong quả chuối xanh là

A. saccarozơ

B. glucozơ

C. fructozơ

D. tinh bột

Câu 9:

Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng?

A. dung dịch glucozơ

B. dung dịch saccarozơ

C. dung dịch axit fomic

D. xenlulozơ

Câu 10:

Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân cấu tạo của nhau?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 11:

Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (xúc tác H2SO4, t0), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Tên gọi chất X là

A. metanol

B. etyl axetat 

C. etanol

D. axit axetic

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3

C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh

D. Saccarozơ làm mất màu nước brom

Câu 13:

Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenyl axetat, fomanđehit. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 14:

Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với 

A. [Ag(NH3)2]OH

B. Cu(OH)2

C. H2 (Ni, t0)

D. dung dịch Br2

Câu 15:

X là một α-amino axit no, chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,5 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2CH(NH2)COOH

B. CH3CH(NH2)COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. H2NCH2CH2COOH

Câu 16:

Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 17:

Hợp chất X có công thức phân tử CnH2nO2. Chất X không tác dụng với Na, khi đun nóng X với axit vô cơ được 2 chất X1 và X2. Biết rằng X1 có tham gia phản ứng tráng gương; X2 khi bị oxi hóa cho metanal. Giá trị của n là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 18:

Cho 12,55 gam CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 34,60

B. 15,65

C. 30,25

D. 36,05

Câu 19:

Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng 

A. dung dịch I2

B. dung dịch H2SO4, t0

C. Cu(OH)2

D. dung dịch NaOH

Câu 20:

Dung dịch glucozơ không tác dụng với

A. Cu(OH)2

B. H2 (Ni, nung nóng)

C. dung dịch NaOH

D. dung dịch AgNO3/NH3

Câu 21:

Aminoaxit X chứa một nhóm -NH2 trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4 : 1. Công thức cấu tạo X là:

A. H2N(CH2)3COOH

B. H2NCH2CH2COOH

C. H2NCH(CH3)COOH

D. H2NCH2COOH

Câu 22:

Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư, thu được 318 gam muối khan. Hiệu suất phản ứng lên men là

A. 50,00%

B. 62,50%

C. 75,00%

D. 80,00%

Câu 23:

Amin no, đơn chức, mạch hở X có 53,33% C về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2

B. 3 

C. 1

D. 4

Câu 24:

Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, tinh bột. Số chất có tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 25:

Thủy phân hoàn toàn 444 gam một chất béo, thu được 46 gam glixerol và hai axit béo. Hai axit béo đó là

A. C15H31COOH và C17H35COOHA. C15H31COOH và C17H35COOH

B. C17H35COOH và C17H35COOH

C. C17H33COOH và C15H31COOH

D. C17H31COOH và C17H33COOH

Câu 26:

Cho 10 kg glucozơ (chứa 10% tạp chất) lên men thành rượu etylic. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến rượu etylic bị hao hụt mất 5%. Thể tích rượu etylic 46° thu được là

A. 11,875 lít

B. 2,185 lít

C. 2,785 lít

D. 3,875 lít

Câu 27:

Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng 75% thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là

A. 360

B. 300

C. 480

D. 270

Câu 28:

Cho 6,03 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Số mol saccarozơ và glucozơ trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,01 và 0,02

B. 0,015 và 0,015

C. 0,01 và 0,01

D. 0,015 và 0,005

Câu 29:

Cho dung dịch chứa 1,69 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M rồi cô cạn, thu được 3,515 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là

A. 65

B. 45

C. 25

D. 50

Câu 30:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước

C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni

D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm

Câu 31:

Chất hữu cơ X đơn chức (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với khí hiđro là 37. Chất X tác dụng được với dung dịch NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 32:

Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 33:

Cho 2,36 gam amin X đơn chức bậc 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là

A. Propylamin

B. Isopropylamin

C. Etylamin

D. Etylmetylamin

Câu 34:

Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử. Chất X phản ứng với NaHCO3 và có phản ứng trùng hợp. Chất Y phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là

A. CH2=CHCH2COOH, HCOOCH=CH2

B. CH2=CHCOOH, HCOOCH=CH2

C. CH2=CHCOOH, C2H5COOH

D. C2H5COOH, CH3COOCH3

Câu 35:

Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc một của C4H11N là

A. 8

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 36:

Cho tất cả các đồng phân mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng với: NaOH, Na, NaHCO3. Số phản ứng hóa học xảy ra là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 37:

Cho 29,4 gam một α-amino axit mạch không phân nhánh X (có một nhóm -NH2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 38,2 gam muối. Mặt khác, khi cho 29,4 gam X phản ứng với dung djich HCl dư, thu được 36,7 gam muối. Tên gọi của X là

A. alanin

B. axit aminoaxetic

C. axit glutamic

D. valin

Câu 38:

Cho các chất: axit propionic (X); axit axetic (Y); ancol propylic (Z); metyl axetat (T). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. Y, T, X, Z

B. Z, T, Y , X

C. T, X, Y, Z

D. T, Z, Y, X

Câu 39:

Xà phòng hóa 2,76 gam một este X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,44 gam hỗn hợp hai muối của natri. Đốt cháy hai muối này trong oxi dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 3,18 gam Na2CO3, 2,464 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,9 gam nước. Công thức đơn giản trùng với công thức phân tử của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOC6H5

B. HCOOC6H4OH

C. HCOOC6H5

D. C6H5COOCH3

Câu 40:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH. Số trieste tối đa được tạo ra là

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6