Bộ đề ôn luyện thi THPTQG môn Công dân cực hay có đáp án (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quyền ứng cử của công dân được hiểu là:

A. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.

B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội

C. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.

D. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi.

Câu 2:

Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

B. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội

C. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

Câu 3:

Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh nhiên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự… là hình thức:

A. Thi hành pháp luật

B. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp

C. Không làm những điều pháp luật cấm

D. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lí

Câu 4:

Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người:

A. Bắt người đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật

B. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma túy

C. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

D. Bắt giam người khi người này có người thân vi phạm pháp luật

Câu 5:

Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào sau đây?

A. Quan hệ hôn nhân – gia đình

B. Quan hệ kinh tế

C. Quan hệ về tình yêu nam – nữ

D. Quan hệ lao động

Câu 6:

Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ:

A. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.

B. Hai người chung sống với nhau

C. Được tòa án nhân dân ra quyết định.

D. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.

Câu 7:

Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?

A. Kinh tế xã hội chủ nghĩa

B. Chế độ công hữu về TLSX

C. Kinh tế nhiều thành phần

D. Chế độ tư hữu về TLSX

Câu 8:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nht diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XIX.

B. Thế kỉ XX.

C. Thế kỉ XXI.

D. Thế kỉ XVIII.

Câu 9:

Tìm câu phát biểu sai:

A. Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

B. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

C. Các tôn giáo được nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.

D. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được nhà nước đảm bảo.

Câu 10:

Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là:

A. Bắt đầu có thu nhập

B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh

C. Có vị trí đứng trong xã hội

D. Có việc làm ổn định

Câu 11:

Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là bao nhiêu?

A. 22/5/1993

B. 22/5/1994

C. 24/5/2994

D. 26/5/1993

Câu 12:

Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa

C. Cơ khí hóa

D. Thương mại hóa

Câu 13:

Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

A. Trách nhiệm hình sự

B. Trách nhiệm kỷ luật

C. Trách nhiệm dân sự

D. Trách nhiệm hành chính

Câu 14:

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo?

A. Thờ cúng tổ tiên

B. Thờ cúng ông Táo

C. Thờ cúng các anh hùng liệt sĩ

D. Thờ cúng đức chúa trời

Câu 15:

Quá trình ứng dụng và trang trí những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế - xã hội là quá trình nào sau đây?

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa

C. Cơ khí hóa

D. Thương mại hóa

Câu 16:

Yếu tố nào dẫn đến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác?

A. Phương thức sản xuất

B. Lực lượng sản xuất

C. Quan hệ sản xuất

D. Công cụ lao động

Câu 17:

Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?

A. Người thừa hành trong xã hội

B. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

C. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

Câu 18:

Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?

A. Tác động

B. Lao động

C. Sản xuất vật chất

D. Khai thác tài nguyên

Câu 19:

Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?

A. Đối tượng lao động

B. Công cụ lao động

C. Sản phẩm tự nhiên

D. Tư liệu sản xuất

Câu 20:

Quyền bầu cử của công dân được hiểu là:

A. Mọi người đều có quyền bầu cử

B. Công dân không phân biệt chủng tộc, nam nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật

C. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự có quyền bầu cử

D. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử

Câu 21:

“Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình”. Điều này thể hiện:

A. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

C. Quyền bình đẳng trong lao động

D. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ

Câu 22:

Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là bao nhiêu?

A. 23/5/1993

B. 21/5/1993

C. 22/5/2995

D. 23/5/1994

Câu 23:

Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

A. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động

B. Sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất

C. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động

D. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động

Câu 24:

Thế nào là vi phạm hình sự?

A. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội

B. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội

C. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội

D. Hành vi nguy hiểm cho xã hội

Câu 25:

Lực lượng quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là lực lượng nào sau đây?

A. Phương thức sản xuất

B. Lực lượng sản xuất

C. Quan hệ sản xuất

D. Công cụ lao động

Câu 26:

Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì?

A. Pháp luật có tính chất bắt buộc chung

B. Pháp luật có tính quyền lực

C. Pháp luật có tính quy phạm

D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 27:

Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là:

A. Vi phạm pháp luật vì chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lí

B. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

C. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định

D. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại

Câu 28:

Sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng nào?

A. Từ thấp đến cao

B. Từ cao đến thấp

C. Thay đổi về trình độ phát triển

D. Thay đổi về mặt xã hội

Câu 29:

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:

A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

B. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

C. Lỗi của chủ thể

D. Là hành vi trái pháp luật

Câu 30:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2 diễn ra vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XIX

B. Thế kỉ XX

C. Thế kỉ XXI 

D. Thế kỉ XVIII

Câu 31:

Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng kế bên. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể

B. Được bảo mật thông tin cá nhân

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Câu 32:

Cô giáo H đã cho hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Đối lập

B. Nhân dân

C. Tham vấn

D. Tài sản

Câu 33:

Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T đã tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau, trong lúc T ra ngoài, M đã tìm cách lấy thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại

B. Được pháp luật bảo hộ về thân thể

C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản

D. Được đảm bảo an toàn về nơi cư trú hợp pháp

Câu 34:

Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự

B. Hòa giải

C. Hành chính

D. Đối chất

Câu 35:

Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Anh A đã vi phạm nôi dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Cải tiến quy trình đào tạo

B. Thay đổi phương thức quản lí

C. Chủ động giao kết hợp đồng

D. Tự chủ đăng kí kinh doanh

Câu 36:

Chương trình “Vượt lên chính mình” được tổ chức trên đài truyền hình nhằm xóa nợ và hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo là thực hiện vai trò của pháp luật đối với sự phát triển đất nước trên lĩnh vực nào?

A. Xã hội

B. Phát triển nông thôn

C. Quốc phòng và an ninh

D. Kinh doanh

Câu 37:

Do mâu thuẫn với E nên H đã vào trang facebook của E tải một số hình ảnh nhạy cảm của E và người yêu về máy sau đó chỉnh sửa và đăng tin xúc phạm E trên facebook của mình. Hành vi của H vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

B. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

C. Quyền bí mật của công dân

D. Quyền tự do của công dân

Câu 38:

Em M là học sinh lớp 1 trường tiểu học X, mới 6 tuổi em đã có năng khiếu đặc biệt là có thể nói và viết thành thạo hai ngôn ngữ Anh, Pháp. Với tài năng của em M đã được nhà nước tặng học bổng tại trường đại học Harvard (Hoa Kì). Chính sách trên của nhà nước thể hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền được phát triển của công dân

B. Quyền được học tập của công dân

C. Quyền được sáng tạo của công dân

D. Quyền được ưu tiên của công dân

Câu 39:

Trong cuộc họp dân phố V để lấy ý kiến người dân về mức đóng góp xây dựng nông thôn mới. Sợ kế hoạch của mình không được người dân nhất trí nên ông G tổ trưởng dân phố chỉ thông báo mức đóng góp và nói trong cuộc họp rằng mức thu này đã được HDND xã phê duyệt. Ông G đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

B. Quyền tự do ngôn luận

C. Quyền khiếu nại, tố cáo

D. Quyền thanh tra, giám sát

Câu 40:

Anh M và anh N cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Bình Tân. Vì có mối quan hệ thân thiết với anh N nên ông H lãnh đạo cơ quan yêu cầu chị K hủy hồ sơ của anh M. Những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông H, chị K

B. Ông H

C. Ông H, chị K và anh N

D. Anh M, anh N, ông H, chị K