Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 17)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công thức hóa học của natri đicromat là

A. Na2Cr2O7        

B. NaCrO2  

C. Na2CrO4 

D. Na2SO4

Câu 2:

Dung dịch AgNO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. AlCl3     

B. Fe(NO3)3 

C. H3PO4    

D. NaF

Câu 3:

Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. (NH4)2HPO4 và KNO3        

B. (NH4)2HPO4 và NaNO3

C. (NH4)3PO4 và KNO3 

D. NH4H2PO4 và KNO3

Câu 4:

Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc loại

A. ankan    

B. ankin      

C. ankađien 

D. anken

Câu 5:

Kim loại nào dưới đây được dùng để làm tế bào quang điện?

A. Na

B. Li  

C. Ba 

D. Cs

Câu 6:

Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy mẫu nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

A. Fe2+       

B. Cu2+        

C. Pb2+        

D. Cd2+

Câu 7:

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. HCl       

B. Ca(OH)2 

C. H3PO4    

D. MgCl2

Câu 8:

Chất rắn nào sau đây không tan được vào dung dịch KOH?

A. Al(OH)3

B. Si  

C. K2CO3    

D. BaCO3

Câu 9:

Phân tử amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?

A. Lysin     

B. Valin      

C. Axit glutamic   

D. Alanin

Câu 10:

Chất nào sau không phản ứng được với dung dịch NaOH?

A. Axit axetic      

B. Anilin     

C. Phenol    

D. Etyl axetat

Câu 11:

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

A. saccarozơ        

B. glicogen  

C. Tinh bột 

D. Xenlulozơ

Câu 12:

Cho các phát biểu sau về crom:

(a) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.

(b) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 thì dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.

(c) Cho crom (VI) oxit vào nước thu được dung dịch chứa hai axit.

(d) Cr2O3 tan trong dung dịch NaOH loãng.

Số phát biểu đúng là

A. 4  

B. 1   

C. 3   

D. 2

Câu 13:

Cho m gam triglixerit T tạo bởi axit panmitic và axit oleic tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 129 gam hỗn hợp 2 muối. Biết ½ dung dịch X làm mất màu vừa đủ với 0,075 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là

A. 128,70  

B. 132,90    

C. 64,35     

D. 124,80

Câu 14:

Cho từ từ dung dịch X chứa 0,35 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,15 mol KHCO3 thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24      

B. 1,12        

C. 4,48       

D. 3,36

Câu 15:

Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh và làm mất màu dung dịch brom?

A. Axit propanoic          

B. Axit metacrylic

C. Axit 2-metylpropanoic       

D. Axit acrylic

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

(a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.

(b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong.

(c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng.

(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

Số phát biểu đúng là

A. 3  

B. 4   

C. 2   

D. 1

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15 gam X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 50,5      

B. 39,5        

C. 53,7       

D. 46,6

Câu 18:

Cho 22,02 gam muối HOOC[CH2]2CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 200ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 34,74    

B. 36,90      

C. 34,02     

D. 39,06

Câu 19:

Cho hình vẽ của bộ dụng cụ chưng cất thường:

Ý nghĩa các chữ cái trong hình vẽ trên là

A. a – Nhiệt kế; b – Đèn cồn; c – Bình cầu có nhánh; d – Sinh hàn; e – Bình hứng (eclen).

B. a – Đèn cồn; b – Bình cầu có nhánh; c – Nhiệt kế; d – Sinh hàn; e – Bình hứng (eclen).

C. a – Đèn cồn; b – Nhiệt kế; c – Sinh hàn; d – Bình hứng (eclen); e – Bình cầu có nhánh

D. a – Nhiệt kế; b – Bình cầu có nhánh; c – Đèn cồn; d – Sinh hàn; e – Bình hứng.

Câu 20:

Đun nóng chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH, thu được ancol etylic, NaCl, H2O và muối natri của alanin. Công thức của X là

A. H2N-C(CH3)2-COOC2H5  

B. ClH3N-CH(CH3)-COOC2H5

C. H2N-CH(CH3)-COOC2H5 

D. ClH3N-CH2-COOC2H5

Câu 21:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho P2O5 vào nước;                              

(b) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước;

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3;              

(d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Số thí nghiệm tạo ra axit là

A. 1  

B. 2   

C. 3   

D. 4

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

A. 40,92    

B. 37,80      

C. 49,53     

D. 47,40

Câu 23:

Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O và phản ứng được với Na là

A. 4  

B. 2   

C. 3   

D. 5

Câu 24:

Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 200ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư thì có 0,4 mol NaOH phản ứng. Số mol axit glutamic trong 0,15 mol X là

A. 0,100    

B. 0,075      

C. 0,050     

D. 0,125

Câu 25:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V là

A. 2,5        

B. 4,0          

C. 2,0         

D. 5,0

Câu 26:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).

(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.

(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.

(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.

(g) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là

A. 2  

B. 5   

C. 6   

D. 4

Câu 27:

Cracking m gam butan thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị cracking. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,0 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là

A. 5,8        

B. 11,6        

C. 2,6         

D. 23,2

Câu 28:

Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4  

B. 3   

C. 5   

D. 2

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng triglixerit X cần vừa đủ 3,18 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,04 mol H2O. Mặt khác a mol X tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,20      

B. 0,15        

C. 0,30       

D. 0,18

Câu 30:

Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 60 ml dung dịch mol HCl 1M vào Y, thu được m gam kết tủa. Nếu cho 130 ml dung dịch HCl 1M vào Y thì thu được (m – 0,78) gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Na trong X là

A. 44,01% 

B. 41,07%  

C. 46,94%  

D. 35,20

Câu 31:

Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa glyxin và đipeptit Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH thu được dung dịch chỉ chứa muối của glyxin và muối của alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp với Y là

A. 8  

B. 6   

C. 7   

D. 5

Câu 32:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q.

Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là

A. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.

B. Glixerol, glucozơ, etilen glycol, metanol, axetanđehit.

C. Phenol, glucozơ, glixerol, etanil, anđehit fomic.

D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.

Câu 33:

Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là

A. 0,8        

B. 0,3          

C. 1,0         

D. 1,2

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn a gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,2      

B. 6,7          

C. 10,7       

D. 7,2

Câu 35:

Cho 12,25 gam KClO3 vào dung dịch HCl đặc dư, khí Cl2 thoát ra cho tác dụng hết với kim loại M thu được 38,10 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 118,5 gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là

A. Zn

B. Mg         

C. Fe 

D. Cu

Câu 36:

Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 10 gam  

B. 8 gam     

C. 12 gam   

D. 6 gam

Câu 37:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,06 mol NaNO3 kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa có khối lượng 115,28 gam và V lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2O và H2 (tỉ lệ 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X, lượng NaOH phản ứng là 0,92 mol và thu được 13,92 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,344    

B. 1,792      

C. 2,24       

D. 2,016

Câu 38:

X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó MgO chiếm 40% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí T và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Khí T là

A. N2

B. NO2        

C. NO         

D. N2O

Câu 39:

X, Y là hai hữu cơ axit mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức mạch hở không nhánh tạo bởi X, Y và Z. Đun 29,145 gam hỗn hợp M chứa X, Y, Z, T với 300 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thì khối lượng bình tăng 14,43 gam và thu được 0,195 mol H2. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 0,525 mol O2 thu được khí CO2, Na2CO3 và 0,3 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 13

B. 26 

C. 50 

D. 9

Câu 40:

Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (MX<My) đều mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau. Cho m gam hỗn hợp H tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,98 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 112,14 gam muối khan (chỉ chứa muối natri của alanin và valin). Biết trong m gam H có mO:mN=552:343 và tổng số liên kết peptit trong 3 peptit bằng 9. Tổng số nguyên tử có trong peptit Z là

A. 65

B. 70 

C. 63 

D. 75