Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 18)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Pirit sắt. 

B. Hematit đỏ.      

C. Manhetit 

D. Xiđerit.

Câu 2:

Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?

A. Al2O3.   

B. Al(OH)3. 

C. AlCl­3.     

D. NaAlO­2.

Câu 3:

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm?

A. 2NH4Cl + Ca(OH)2  to CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

B. N2 + 3Hto,p,xt 2NH3

C. NH4HCO3 toNH3 + CO2 + H2O

D. Na3N + 3H2O  3NaOH + NH3.

Câu 4:

Sục axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH­3 dư xuất hiện kết tủa màu

A. nâu đỏ.  

B. tím.         

C. vàng.      

D. xanh.

Câu 5:

Kim loại nào sau đây nhẹ nhất?

A. Li.

B. Os.         

C. Na.         

D. Hg.

Câu 6:

Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Hoạt động của các phương tiện giao thông như xe máy; ô tô; xe lửa; máy bay lúc hạ cánh.

B. Hoạt động của các loại máy móc trong xây dựng nhà cửa, cầu cống ở khu vực đông dân cư.

C. Hoạt động âm nhạc mở loa phóng thanh mức lớn như hát karaoke trong phòng nhỏ.

D. Quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 7:

Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

A. HCl.      

B. NaOH.    

C. NaCl.     

D. C2H5OH.

Câu 8:

Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?

A. BaCl2.   

B. NaHCO3.         

C. NaNO3.  

D. K2SO4.

Câu 9:

Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly-Gly.   

B. Ala-Gly. 

C. Ala-Ala-Gly-Gly.       

D. Gly-Ala-Gly.

Câu 10:

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng), thu được

A. CH3COOH.    

B. HCOOH.         

C. CH3CH2OH.    

D. CH3OH.

Câu 11:

Tên gọi của CH3COOCH3

A. propyl fomat.  

B. metyl propionat          

C. etyl axetat.        

D. metyl axetat.

Câu 12:

Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư) không tạo muối Fe(II). Chất X là

A. HNO3.   

B. H2SO4.   

C. HCl.       

D. CuSO4.

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam H2O. Giá trị của m là

A. 3,06.     

B. 5,25.       

C. 3,15.      

D. 6,02.

Câu 14:

Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3- . Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là

A. 37,4 gam.        

B. 49,4 gam.         

C. 23,2 gam.         

D. 28,6 gam.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cho mẩu đá vôi vào dung dịch giấm ăn, không có khí thoát ra.

B. Cho Zn vào dung dịch giấm ăn, khống có khí thoát ra

C. Giấm ăn làm quỳ tím chuyển xanh màu xanh.

D. Giấm ăn không làm phenolphthalein chuyển sang màu đỏ.

Câu 16:

Cho các phát biểu về NH3NH4+ như sau:

(a) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa –3;

(b) NH3 và NH4+ đều tác dụng được với ion OH-;

(c) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3;

(d) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị. 

Số phát biểu đúng là

A. 1. 

B. 2.  

C. 3.  

D. 4

Câu 17:

Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X (không kể đồng vị phân hình học)

A. 4. 

B. 3.  

C. 2.  

D. 5.

Câu 18:

Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác như hình vẽ sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. Fe, H2SO4, H2.

B. Cu, H2SO4, SO2.        

C. CaCO3, HCl, CO.     

D. NaOH, NH4Cl, NH3.

Câu 19:

Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.

Trong các phát biểu sau:

(a) 1 mol X phản ứng tối đa 4 mol H2 (Ni, t0)

(b) Chất Z có đồng phân hình học

(c) Chất Y có tên gọi là but-1-in.

(d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. 

B. 2.  

C. 4.  

D. 1.

Câu 20:

Một hỗn hợp X gồm FeO, BaO, Al2O3. Cho hỗn hợp X vào nước dư thu được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho khí CO dư đi qua Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch NaOH dư thất tan một phần. Biết các phản ứng xỷ ra hoàn toàn. Chất rắn G là:

A. FeO và Al2O3

B. Fe và Al. 

C. Fe.          

D. Fe và Al2O3

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi tách H2CrO4 và H2Cr2O7 ra khỏi dung dịch thì chúng sẽ bị phân hủy thành CrO3.

B. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch thu được có màu da cam.

C. Các oxit và hiđroxit của crom đều là chất lưỡng tính.

D. Cho CrCl3 vào dung dịch chứa NaOH dư và Br2 thu được dung dịch có màu vàng.

Câu 22:

Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là:

A. 7,09 gam.        

B. 16,30 gam.

C. 3,14 gam

D. 7,82 gam

Câu 23:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.    

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.         

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. 

(g) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3. 

B. 5.  

C. 4.  

D. 2

Câu 24:

Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là

A. 11,20.   

B. 13,44.     

C. 5,60.      

D. 8,96.

Câu 25:

Thủy phân hoàn toàn 42,96 gam hỗn hợp gồm hia tetrapeptit trong môi trường axit thu được 49,44 gam hỗn hợp X gồm các amino axit no, mạch hở (chỉ chứa 1 nhóm cacboxyl –COOH và 1 nhóm amino –NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 66,96.   

B. 62,58.     

C. 60,48.    

D. 76,16.

Câu 26:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al­2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam hỗn hợp chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 4,0.       

B. 0,8.         

C. 2,0.        

D. 8,3.

Câu 27:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như hình bên. Giá trị của x

A. 0,28.

B. 0,30.   

C. 0,20.      

D. 0,25.

Câu 28:

Cho một lượng CuSO4.5H2O vào 100ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng m gam thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 14,0 gam bột Fe thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 31/3. Giá trị m là

A. 26,8.     

B. 30,0.       

C. 23,6.      

D. 20,4.

Câu 29:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) C3H4O2 + NaOH  X + Y;                  

(2) X + H2SO4 loãng  Z + T.

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

A. HCHO, CH3CHO.    

B. HCHO, HCOOH.      

C. CH3CHO, HCOOH.

D. HCOONa, CH3CHO.

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.

(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.

(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.

(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.

(e) Cho dung dịch AlCl3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5. 

B. 2.  

C. 3.  

D. 4

Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm;

(b) Nilon–6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng;

(c) Ở điều kiện thường, các amin đề là chất lỏng, rất độc

(d) Tinh bột là thực phẩm quan trọng cho con người;

(e) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo hợp chất màu xanh lam;

(g) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, còn gọi là triaxylglixerol.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. 

B. 5.  

C. 6.  

D. 4.

Câu 32:

Kết quả thí nghiệm cả các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin 

B. Phenol, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột

C. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.

D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, phenol.

Câu 33:

Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều được cấu tạo bởi glyxin và alamin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong X và Y theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch T chứa 35,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol X và Y trong hỗn hợp X là:

A. 3 : 2.     

B. 3 : 7.       

C. 7 : 3.      

D. 2 : 3.

Câu 34:

Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử CH6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ử 1700C không tạo ra anken. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.

B. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.

C. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơ ancol etylic.

D. Phân tử chất Z có số nguyên tử hidro bằng oxi.

Câu 35:

Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng là:

A. 1,8.       

B. 2,0.         

C. 3,2.        

D. 3,8.

Câu 36:

Chất hữu cơ X có công thức cấu tạo: 

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất X phản ứng được với Na sinh ra khí H2.  

(b) Chất X là chất lỏng ở điều kiện thường.

(c) Chất X có phản ứng tráng bạc.                   

(d) Chất X là hợp chất hữu cơ đơn chức.

Số phát biểu đúng là

A. 1. 

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc); dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25,5.     

B. 24,7.       

C. 28,2.      

D. 27,9.

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 6,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Mg(NO3)2 trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và 0,54 mol HCl, đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối) và 1,568 lít hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2 (đktc). Tỉ khối của Z so với metan bằng 1,25. Dung dịch Y có khả năng phản ứng tối đa với 285 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là

A. 15,09%.

B. 30,18%. 

C. 23,96%. 

D. 60,36%.

Câu 39:

Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl ( lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO­3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là

A. 6,72.     

B. 5,60.       

C. 5,96.      

D. 6,44.

Câu 40:

Đốt cháy hỗn hợp X chứa hai este 2 chức, mạch hở (đều được tạo từ một ancol và một axit) thu được 23,76 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Mặt khác thủy phân hoàn toàn X trộn NaOH dư thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được chất rắn Z nặng 29,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được sản phẩm chỉ chứa Na2CO3  và 3,24 gam nước. Phần trăm este có phân tử khối nhỏ hơn trong X là

A. 78,88%.

B. 86,76%. 

C. 82.21%. 

D. 74,68%