Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 21)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thành phần chính của quặng hematit đỏ là 

A. Fe2O3.   

B. FeS2     

C. FeCO3  

D. Fe3O4.

Câu 2:

Kim loại dẻo nhất là

A. Ag.        

B. Al.          

C. Cu.         

D. Au.

Câu 3:

Để phản ứng vừa đủ với m gam Al cần 100 ml dung dịch NaOH 1,50M. Giá trị của m là

A. 8,10.     

B. 4,05.       

C. 5,40.      

D. 2,70.

Câu 4:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O?

A. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.      

B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.

C. Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O.

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit, đun nóng.

B. Hồ tinh bột tác dụng với dung dịch I2 tạo hợp chất màu xanh tím.

C. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

D. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 6:

Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Nhóm IIIA.     

B. Nhóm IIA.       

C. Nhóm IA.        

D. Nhóm VIIIB.

Câu 7:

Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 3,36 lít CO (đktc). Mặt khác, để hòa tan hết X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 300 ml.

B. 100 ml.   

C. 200 ml. 

D. 400 ml.

Câu 8:

Số liên kết σ (xích ma) có trong một phân tử etilen là 

A. 2.

B. 5. 

C. 4. 

D. 3.

Câu 9:

Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi

A. Polietilen.        

B. Polipropilen.    

C. Poli(vinyl clorua).      

D. Polistiren.

Câu 10:

Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuCl2.

B. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.

C. Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3.

D. Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để ngoài không khí ẩm.

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây sai

A. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng.

B. Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozơ.

D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

Câu 12:

Chất X có cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X

A. Metyl propionat.       

B. Propyl axetat.   

C. Metyl axetat.    

D. Etyl axetat.

Câu 13:

Oxit nào sau đây là oxit axit

A. CrO3.     

B. Cr2O3    

C. Al2O3   

D. FeO.

Câu 14:

Chất X là chất kết tinh màu xám đen, có cấu trúc lớp, mềm. X được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn... X

A. Than cốc.        

B. Than chì.          

C. Than hoạt tính.          

D. Than muội.

Câu 15:

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các chất riêng biệt sau: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)3, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là

A. 2.

B. 4. 

C. 5. 

D. 3.

Câu 16:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Chất X

A. AlCl3.    

B. MgCl2   

C. FeCl2    

D. FeCl3.

Câu 17:

Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,0.     

B. 45,0.       

C. 30,0.      

D. 37,0.

Câu 18:

Cho dãy các chất sau: Cr2O3, Fe, Cr(OH)3, Cr, Al2O3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH loãng là

A. 2.

B. 4. 

C. 3. 

D. 5.

Câu 19:

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Xenlulozơ.      

B. Fructozơ.          

C. Saccarozơ.        

D. Tinh bột.

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.

D. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp.

Câu 21:

Công thức của triolein là 

A. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.

B. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.    

D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.

Câu 22:

Dung dịch NaHCO3 không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.  

B. HCl.       

C. Ca(OH)2         

D. K2SO4.

Câu 23:

Amino axit đầu C trong phân tử peptit Gly-Ala-Glu-Ala là

A. Valin.    

B. Axit glutamic. 

C. Glyxin.   

D. Alanin.

Câu 24:

Alanin có công thức là

A. NH2-CH2-CH2-COOH.       

B. C6H5NH2.

C. CH3CH(NH2)COOH.   

D. NH2-CH2-COOH.

Câu 25:

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm về tính tan của NH3 trong nước (ban đầu trong bình chỉ có khí NH3, chậu thủy tinh chứa nước cất có nhỏ vài giọt chất X).

Chất X và màu của nước trong bình lần lượt là

A. Phenolphtalein, hồng.

B. Phenolphtalein, xanh.

C. Quỳ tím, đỏ.   

D. Quỳ tím, hồng.

Câu 26:

Cho 3,60 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,09 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,590.   

B. 6,165.     

C. 8,505.    

D. 6,885.

Câu 27:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy trong thành phần phân tử đều chứa C, H, O.

(b) Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.

(c) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa đỏ.

(d) Khi luộc trứng xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(e) Để giảm đau nhức khi bị ong đốt, có thể bôi vôi vào vết cắn.

(f) Etyl axetat phản ứng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2. 

C. 4. 

D. 5.

Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) X cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cho 13,29 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là

A. 12,75.   

B. 14,43.     

C. 13,71.    

D. 12,51.

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn 0,30 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ 16,80 lít khí O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,16 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,26 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,76.   

B. 11,88.     

C. 5,94.      

D. 15,84.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm Zn, Cu, Fe3O4, Fe(NO3)2 và FeCl2 (trong đó nguyên tố Fe chiếm 19,186% về khối lượng). Cho 26,27 gam X tan hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,69 mol HCl, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (trong đó các muối có khối lượng là 43,395 gam) và 1,232 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và khí H2 có khối lượng 1,37 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,015 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-) đồng thời thu được 106,375 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 32%.     

B. 22%.      

C. 31%.      

D. 45%.

Câu 31:

Nung nóng hoàn toàn 51,0 gam hỗn hợp gồm Al, CuO và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 13,6 gam đồng thời thoát ra x mol khí H2 và còn lại 12,0 gam rắn không tan. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 và y mol HNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có tổng khối lượng là 98,34 gam và x mol hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và H2 (trong đó H2 có số mol là 0,04). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí N2O có trong hỗn hợp Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 17%.     

B. 67%.      

C. 27%.      

D. 72%.

Câu 32:

Dung dịch X chứa x mol HCl. Dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 và 2y mol NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết X vào Y, thu được V lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, thu được dung dịch Z và 2V lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 150x.    

B. 75x.        

C. 112,5x. 

D. 37,5x.

Câu 33:

Thực hiện một số thí nghiệm với 4 kim loại, thu được kết quả như sau:

Biết (+) là có phản ứng, (-) là không phản ứng. X, Y, Z, T lần lượt là

A. Mg, Al, Ag, Cu.       

B. Mg, Al, Cu, Ag.         

C. Ag, Al, Cu, Mg.        

D. Mg, Cu, Al, Ag.

Câu 34:

Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở (có số nguyên tử cacbon trong phân tử tương ứng là 5, 7, 11); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 268,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn một phần cần vừa đủ 7,17 mol O2. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly, Ala, Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, thu được Na2CO3, N2, 2,58 mol CO2 và 2,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong E l

A. 1,30%.  

B. 18,90%. 

C. 1,09%.   

D. 3,26%. 

Câu 35:

Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X (mạch hở) thu được sản phẩm gồm 7,5 gam glyxin và 8,9 gam alanin. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là

A. 6.

B. 4. 

C. 8. 

D. 12.

Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

(b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

(c) Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.

(e) Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.

(f) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ được dùng trong kỹ thuật hàng không.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 4. 

C. 3. 

D. 6. 

Câu 37:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch protein có thể pha bằng cách lấy lòng trắng trứng cho vào nước và khuấy đều.

B. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc tạo dung dịch màu tím.

C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc tạo dung dịch màu xanh lam.

D. Người ta phải dùng dung dịch NaOH dư để tạo môi trường kiềm cho phản ứng.

Câu 38:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt CuSO4 loãng.

(b) Nung nóng AgNO3.

(c) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.

(d) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư.

(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực bằng than chì).

(f) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 4.

B. 5. 

C. 6. 

D. 2.

Câu 39:

Cho x mol Al tan hết trong V lít dung dịch HCl 0,5M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào Y, khối lượng kết tủa tạo thành phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a : x có giá trị là

A. 3,2.       

B. 2,5.         

C. 3,0.        

D. 2,4.

Câu 40:

X là axit cacboxylic no, đơn chức, Y là axit cacboxylic không no, đơn chức có một liên kết C=C và có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo thành từ X, Y và một ancol no (tất cả đều mạch hở, thuần chức). Đốt cháy hoàn toàn 7,14 gam E chứa X, Y, Z thu được 4,32 gam H2O. Mặt khác 7,14 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH, sản phẩm sau phản ứng có chứa 9,39 gam hỗn hợp các chất hữu cơ. Cho các phát biểu liên quan đến bài toàn gồm:

(1) Phần trăm khối lượng của Z trong E là 18,07%.

(2) Số mol của X trong E là 0,02 mol.

(3) Khối lượng của Y trong E là 5,16 gam.

(4) Phân tử Z có 12 nguyên tử H.

(5) X có phản ứng tráng bạc

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2. 

C. 4. 

D. 1.