Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 26)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.    

B. Bạc.        

C. Đồng.     

D. Nhôm.

Câu 2:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Na.        

B. Ca.         

C. Al.          

D. Fe.

Câu 3:

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn là dùng nước đá hay nước đá khô. Vậy nước đá khô là

A. HCHO rắn.     

B. C2H5OH rắn.    

C. (NH2)2CO rắn. 

D. CO2 rắn.

Câu 4:

Este vinyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3. 

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CHCOOCH3.   

D. HCOOCH3.

Câu 5:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh (xanh rêu). Chất X

A. FeCl3.    

B. MgCl2.    

C. CuCl2.    

D. FeCl2

Câu 6:

Dung dịch Gly-Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.  

B. KNO3.    

C. NaCl.     

D. NaNO3.

Câu 7:

Kim loại Nhôm không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 loãng, nguội. 

B. HNO3 loãng.

C. HNO3 đặc, nguội.     

D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu 8:

Công thức của Crom (VI) oxit là

A. Cr2O3.   

B. CrO3.      

C. CrO.       

D. Cr2O6.

Câu 9:

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.   

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Câu 10:

Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại XY lần lượt là

A. Cu và Fe.  

B. Fe và Cu.             

C. Zn và Al.

D. Cu và Ag.

Câu 11:

Glucozơ không thuộc loại

A. hợp chất tạp chức.     

B. cacbohidrat.      

C. monosaccarit.   

D. đisaccarit.

Câu 12:

Thành phần chính của quặng nào sau đây có chứa hợp chất của nguyên tố Canxi, Magie

A. Manhetit.        

B. Boxit.     

C. Xinvinit. 

D. Đolomit.

Câu 13:

Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây không đúng với cách làm là:

A. Quá trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.

B. Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.

C. Khi thu được hỗn hợp gồm tinh dầu sả nổi trên lớp nước ta tách lấy tinh dầu là phương pháp chiết.

D. Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dd NaCl bão hòa hay phủ tro muối) là phương pháp kết tinh.

Câu 14:

Cho các phương trình hóa học sau:

(a) ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S                    

(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl               

(d) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S

Số phương trình hóa học có phương trình ion rút gọn S2– + 2H+ → H2S là

A. 3. 

B. 2.  

C. 1.  

D. 4.

Câu 15:

Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glycozit, làm mất màu nước brom. Chất X

A. Saccarozơ.

B. Mantozơ.          

C.  Glucozơ.       

D. Xenlulozơ.

Câu 16:

Cho các chất sau: etylamin, alanin, phenylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3. 

B. 4.  

C. 2.  

D. 1.

Câu 17:

Cho 9,0 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 35,8.     

B. 33,0.       

C. 16,2.      

D. 32,4.

Câu 18:

Cho V ml dung dịch KOH 2M vào 150 ml dung dịch Al2(SO4)3  1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 375.      

B. 575.        

C. 475.       

D. 450.

Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tinh bột, xenlulozơ và glucozơ cần 3,528 lít O2 (đktc) thu được 2,52 gam H­2O. Giá trị m là

A. 8,68.     

B. 7,35.       

C. 5,04.      

D. 4,41.

Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn một α- amino axit X có dạng H2N-CnH2n-COOH, thu được 0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X

A. C5H11O2N.      

B. C3H6O2N.         

C. C2H5O2N.        

D. C3H7O2N.

Câu 21:

Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), thu được khí Cl2 ở catot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO đun nóng, thu được Fe và Cu.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(d) Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

(e) Để điều chế kim loại nhôm người ta điện phân nóng chảy Al2O3.  

Số phát biểu đúng

A. 3. 

B. 4.  

C. 5.  

D. 2.

Câu 22:

Thủy phân este có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở X (MX < 88), thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X

A. 5. 

B. 3.  

C. 4.  

D. 6.

Câu 23:

Cho các chất: Ca(HCO3)2, H2NCH2COOH, HCOONH4, Al(OH)3, Al, (NH4)2CO3, Cr2O3. Số chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH loãng vừa tác dụng với dung dịch HCl là

A. 4. 

B. 6.  

C. 5.  

D. 7.

Câu 24:

Cho các chất sau: propan, etilen, propin, buta -1,3-đien, stiren, glixerol, phenol, vinyl axetat, anilin. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

A. 6. 

B. 8.  

C. 9.  

D. 7.

Câu 25:

Tiến hành các thí nghiệm:
(a) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.      
(b) Dẫn NHqua ống đựng CuO nung nóng.
(c) Nhiệt phân AgNO3
(d) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)dư.
(e) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A. 3. 

B. 2.  

C. 1.  

D. 4.

Câu 26:

Cho các phát biểu sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3  phản ứng kết thúc có kết tủa trắng.

(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.

(c) Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3-, SO42-, Cl-.

(d) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.

(e) Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3.

(f) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

Số phát biểu đúng là

A. 4. 

B. 3.  

C. 5.  

D. 6.

Câu 27:

Hấp thu hết 6,72 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 300ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200ml dung dịch X vào 100ml dung dịch Y gồm HCl 1,0M và H2SO4 1,0M, thu được 5,376 lít khí (ở đktc). Mặt khác 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Giá trị của (x + y) là

A. 0,42.     

B. 0,39.       

C. 0,46.      

D. 0,36.

Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064 mol. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị gần nhất của a là

A. 11,424. 

B. 42,72.     

C. 42,528.  

D. 41,376.

Câu 29:

Hợp chất mạch hở X, có công thức phân tử C4H8O3. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X

A. 3.  

B. 2. 

C. 1.  

D. 4.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A ở thể khí với H2 (dư), có tỉ khối của X so với H2 bằng 4,8. Cho hỗn hợp X  đi qua ống đựng bột niken, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của A

A. C2H2.     

B. C3H4.      

C. C3H6.      

D. C4H8.

Câu 31:

Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol KOH, x mol NaOH và y mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x, y z lần lượt là:

A. 0,2; 0,4 và 1,5.

B. 0,5; 0,6 và 1,4. 

C. 0,2; 0,6 và 1,2. 

D. 0,3; 0,6 và 1,4.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Oxi hóa glucozơ hay fructozơ thu được sobitol.

(b) H2NCH2CONHCH2CH2COOH là đipeptit.

(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

(d) Muối natri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính (bột ngọt).

(e) Tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo có nguồn gốc từ xenlulozơ.

(f) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% bio-ethanol, 95% còn lại là xăng Ron A92. 

Số phát biểu đúng là

A. 5. 

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.

Câu 33:

Có 4 lọ dung dịch sau: KHSO4, HCl, BaCl2, NaHSO3 được đánh số ngẫu nhiên không theo thứ tự là A, B, C, D. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau:

- Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy có xuất hiện kết tủa.

- Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy khí không màu có mùi hắc bay ra.

- Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.

Các chất A, B, C, D lần lượt là:

A. KHSO4, BaCl2, HCl, NaHSO3.    

B. BaCl2, KHSO4, NaHSO3, HCl.

C. KHSO4, BaCl2, NaHSO3, HCl.    

D. BaCl2, NaHSO3, KHSO4, HCl.

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(c) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(d) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(e) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là

A. 5. 

B. 3.  

C. 2.  

D. 4.

Câu 35:

Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,3 mol CuSO4 và 0,225 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,1875 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 22,5 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kim loại. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là

A. 12,90.   

B. 22,95.     

C. 16,20.    

D. 12,00

Câu 36:

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (XY là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,08.     

B. 6,18.       

C. 6,42.      

D. 6,36.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al2O3, hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 26,656 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 3m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,424 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là 318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 486,45 gam muối khan. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 59.        

B. 29.          

C. 31.         

D. 61.

Câu 38:

Peptit X và peptit Y đều mạch hở được cấu tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, 1 nhóm COOH; Ztrieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đổng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2, 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2. Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 25,58.   

B. 52,16.     

C. 32,50.    

D. 20,32.

Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với BaCl2, sau đó cho tiếp tục lượng dư AgNO3 vào thu được 256,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Mg trong X

A. 9,41%.  

B. 37,06%.

C. 15,44%. 

D. 19,8%.

Câu 40:

Hỗn hợp A gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y (C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với HCl hay NaOH đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí. Mặt khác, 29,6 gam A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,225. 

B. 36,250.   

C. 26,875.  

D. 27,775.