Bộ đề ôn thi THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (Đề số 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4

A. Dung dịch chuyển từ màu vàng thành không màu.

B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

Câu 2:

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. MgCl2.

B. BaCl2.

C. Al(NO3)3.

D. Al(OH)3.

Câu 3:

“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A. CO rắn.

B. SO2 rắn.    

C. H2O rắn.

D. CO2 rắn.

Câu 4:

Tên gọi của hợp chất hữu cơ CH3COOH là

A. axit fomic.

B. ancol etylic.

C. anđehit axetic.

D. axit axetic.

Câu 5:

Kim loại nào sau đây nhẹ nhất?

A. Li.

B. Os.

C. Na.

D. Hg.

Câu 6:

Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. H2.

B. O3.

C. N2.

D. CO.

Câu 7:

Muối nào sau đây thuộc loại muối trung hòa?

A. NaHCO3.

B. NH4HCO3.

C. NH4Cl.

D. KHS.

Câu 8:

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?

A. K2SO4.

B. KNO3.

C. HCl.

D. KCl.

Câu 9:

Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Glyxin.

B. Phenylamin.

C. Metylamin.

D. Alanin.

Câu 10:

Công thức chung của anken là

A. CnH2n+2 n1.   

B. CnH2n n2.

C. CnH2n-2 n2.  

D. CnH2n-2 n3.

Câu 11:

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. xenlulozơ.

Câu 12:

Crom (III) hiđroxit CrOH)3 tan trong dung dịch nào sau đây?

A. KNO3.

B. KCl.

C. NaOH.

D. NaCrO2.

Câu 13:

Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là

A. 4,0 gam.

B. 8,0 gam.

C. 2,7 gam.

D. 6,0 gam.

Câu 14:

Cho 8,04 gam hỗn hợp CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là

A. 61,78.

B. 21,60.

C. 55,20.

D. 41,69.

Câu 15:

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

A. Cu, Fe, Al, Mg.

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 16:

Phản ứng nào sau đây chứng minh phenol là một axit yếu?

A. 2C6H5OH+2Na2C6H5ONa+H2

B. C6H5OH+NaOHC6H5ONa+H2O

C. C6H5OH+3Br2C6H2Br3OH+3HBr

D. C6H5ONa+CO2+H2OC6H5OH+NaHCO3

Câu 17:

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là

A. amoni clorua.

B. urê.

C. natri nitrat.

D. amoni nitrat.

Câu 18:

Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dich HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 300.

B. 450.

C. 400.   

D. 250.

Câu 19:

Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên. 

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm

A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

B. CH3COOH và CH3OH.

C. CH3COOH và C2H5OH.

D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.

Câu 20:

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ.

B. Etyl axetat.

C. Gly-Ala.

D. Saccarozơ.

Câu 21:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho P2O5 vào nước;

(b) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước;

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3;      

(d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Số thí nghiệm tạo ra axit là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, NaCrO2.

B. FeSO4, CrSO4, NaCrO2, Na2CrO4.

C. FeSO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2, Na2CrO4.    

D.FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, Na2Cr2O7.

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(a) Ankan có phản ứng cộng Cl2.

(b) Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

(c) Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

(d) Benzen và naphtalen đều là dung môi hữu cơ thông dụng.

(e) Axit axetic hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

(g) Axetilen có phản ứng tráng bạc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 24:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và Al(NO3)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị trên. Giá trị của m là

A. 5,97.

B. 7,26.

C. 7,68.

D. 7,91.

Câu 25:

Phương trình hóa học nào sau đây được viết sai?

A. 2KNO3to2KNO2+O2.

B. NH4NH2toN2+H2O.

C. NH4CltoNH3+HCl.  

D. NaHCO3toNaOH+CO2.

Câu 26:

Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và 0,02 mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 6,88 gam hai chất tan. Giá trị của x là

A. 0,030.

B. 0,050.

C. 0,057.

D. 0,139.

Câu 27:

Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 70,55.

B. 59,60.

C. 48,65.

D. 74,15.

Câu 28:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.

(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.

(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 29:

Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dd NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 2,75 mol CO2 và 2,55 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 40,3.

B. 41,2.

C. 46,7.

D. 44,3.

Câu 30:

Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau:

Các chất X và Z lần lượt là

A. AlCl3 và Al(OH)3

B. AlCl3 và BaCO3

C. CrCl3 và BaCO3

D. FeCl3 và Fe(OH)3

Câu 31:

Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X+2NaOHtoX1+X2+H2O

(b) X1+H2SO4X3+Na2SO4

(c) nX3+nX4to, xtPoli etilen terephtalat+2nH2O

(d) X3+2X2H2SO4đ, toX5+2H2O

Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5

A. 194.

B. 222.

C. 118.   

D. 90.

Câu 32:

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong các chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C2H5OH và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Y là C6H5OH.

B. Z là CH3NH2.

C. T là C2H5OH.

D. X là NH3.

Câu 33:

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

A. 16,32.

B. 8,16.

C. 20,40.

D. 13,60.

Câu 34:

Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 32,25), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,224 lít H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư thu được 27,28 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 1,344.

B. 1,680.

C. 2,016.

D. 1,536.

Câu 35:

Điện phân dung dịch gồm 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch ban đầu. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,2.

B. 0,3.

C. 0,5.

D. 0,4.

Câu 36:

Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 3V lít CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ a : b bằng

A. 3 : 4.

B. 5 : 6.

C. 3 : 7.

D. 2 : 5.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 11,2.

B. 16,8.

C. 10,0.

D. 14,0.

Câu 38:

Nung 32 gam một muối vô cơ X (chứa oxi) đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp Y và 6,08 gam một hợp chất rắn Z không tan trong nước. Hấp thụ toàn bộ Y vào 400 gam dung dịch KOH 3,36%, thu được dung dịch chứa một muối vô cơ duy nhất có nồng độ 5,69%. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là

A. 72,0%.

B. 71,3%.

C. 59,5%.

D. 60,5%.

Câu 39:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π; Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thì thu được bao nhiêu gam muối?

A. 11,0 gam.

B. 12,9 gam.

C. 25,3 gam.

D. 10,1 gam.

Câu 40:

Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

A. Có kết tủa màu xanh, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.

B. Có kết tủa màu đỏ gạch, kết tủa không bị tan ra.

C. Có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

D. Có kết tủa màu tím, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh.