Bộ đề tăng tốc luyện thi Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 6)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
B. Hợp chất hữu cơ được phân loại thành hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
C. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon và hidro
D. Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy
Loại đá nào sau đây không chứa CaCO3?
A. đá vôi
B. thạch cao
C. đá hoa cương
D. đá phấn
Hình vẽ sau do một học sinh vẽ để mô tả lại thí nghiệm ăn mòn điện hóa học khi cắm hai lá Cu và Zn (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào dung dịch H2SO4 loãng:
Trong hình vẽ bên chi tiết nào chưa đúng?
A. Bề mặt hai thanh Cu và Zn
B. Chiều dịch chuyển của electron trong dây dẫn
C. Ký hiệu các điện cực
D. Hiện tượng xảy ra trên điện cực Zn
Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo: ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là
A. 1,3-điclo-2-metylbutan
B. 2,4-điclo-3-metylbutan
C. 1,3-điclopentan
D. 2,4-điclo-2-metylbutan
Điều nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa trong phản ứng Ca tác dụng với H2O
B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với Cl2
D. Ion Ca2+ không bị oxi hóa hay bị khử trong phản ứng Ca(OH)2 tác dụng với HCl
Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời?
A.
B.
C.
D.
Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3
B. MgCl2
C. CuSO4
D. AgNO3
Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 đặc nóng dư, không có khí thoát ra. Tên của quặng là
A. hematit
B. manhetit
C. pirit
D. xiđerit
Chọn phát biểu sai
A. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính
B. CrO là oxit bazơ
C. CrO3 là oxit bazơ
D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính
Ancol X là đồng đẳng của etylen glycol, có phần trăm khối lượng oxi bằng 35,55%. X hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Cho công thức phân tử của hợp chất thơm X là C7H8O2. X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số chất X thỏa mãn là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 2
Chọn phát biểu sai
A. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol
B. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2 với n ≥ 2
C. Chất béo không tan trong nước
D. Chất béo là trieste của glixerol và axit cacboxylic đơn chức mạch cacbon dài, không phân nhánh
Loại cao su nào sau đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su buna
B. Cao su buna – N
C. Cao su isopren
D. Cao su cloropren
Cho các chất : C2H4(OH)2, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2, CH3COCH3, HOCH2CHO. Số chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là
A. 3
B. 4
C. 7
D. 5
Cho các chất sau: anilin, alanin, mononatri glutamat, etylamoni clorua, lysin, etyl axetat, phenyl axetat. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng, vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng, nóng là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ.
(b)Anilin là một bazơ dung dịch của nó làm quỳ tím chuyển màu xanh.
(c) Ở điều kiện thường axit acrylic phản ứng được với dung dịch brom.
(d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic.
(e) Ở điều kiện thường, etilen phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Cho các phản ứng sau:
(a) Đimetylaxetilen + dung dịch AgNO3/NH3 →
(b) Saccatozơ + dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) →
(c) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →
(d) Phenol + dung dịch Br2 →
Số phản ứng tạo ra kết tủa là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4
B.MgSO4
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4
Có 3 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Một chất bột màu lục X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với KOH và có mặt không khí để chuyển thành chất Y có màu vàng và dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với axit tạo thành chất Z có màu da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hoá axit clohiđric thành clo. Công thức phân tử của các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Cr2O3, Na2CrO4, Na2Cr2O7
B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7
C. Cr2O3, Na2Cr2O7, Na2CrO4
D. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4
Cho các thí nghiệm sau
(1) Đun nóng nước cứng tạm thời
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
(3) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2
(4) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch ZnCl2
(5) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2
Số thí nghiệm tạo thành kết tủa là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho các phương trình phản ứng:
(1) MnO2 + HCl đặc
(2) Hg + S
(3) F2 + H2O
(4) NH4Cl + NaNO2
(5) K + H2O
(6) H2S + O2 dư
(7) SO2 + dung dịch Br2
(8) Mg + dung dịch HCl
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là:
A. 6
B. 4
C. 7
D. 5
Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, MgCl2, BaCl2
B. H2SO4, NaOH, MgCl2
C. Na2CO3, BaCl2, BaCl2
D. Na2CO3, NaOH, BaCl2
Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ thủy phân trong môi trường axit thành glucozơ và fructozơ
(b) Metylamin là một bazơ dung dịch của nó làm quỳ tím chuyển màu xanh.
(c) Khử glucozơ bằng hiđro thu được sobitol.
(d) Ở điều kiện thường, axit glutamic phản ứng được với dung dịch NaOH.
(e) Gly – Ala – Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Cho 14,2 gam P2O5 và 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là(nếu không xét quá trình phân ly của nước)
A.
B.
C.
D.
Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Ca
Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Cho 10,4 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 108 gam kết tủa. Mặt khác 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 ở đktc xúc tác Ni, to).
A. 8,96 lít
B. 11,2 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
Dung dịch X chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+; 0,1 mol Cl- và 0,2 mol . Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn thì giá trị V tối thiểu cần dùng là
A. 150 ml
B. 300 ml
C. 200 ml
D. 250 ml
Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60%). Khối lượng este tạo thành là
A. 5,72 gam
B. 8,80 gam
C. 14,67 gam
D. 5,28 gam
Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 15,680 lít
B. 20,160 lít
C. 17,472 lít
D. 16,128 lít
Cho 33 gam hỗn hợp HCOOCH3 và glucozơ (tỉ lệ mol là 2 : 3) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là
A. 27 gam
B. 54 gam
C. 32,4 gam
D. 21,6 gam
Hỗn hợp Y gồm 2 aminoaxit (phân tử mỗi chất chứa 2 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH ). Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 0,56 gam N2. Nếu cho m gam Y tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch HCl 20%. Giá trị của a là
A. 3,65
B. 0,73
C. 7,30
D. 1,46
Sục khí CO2 vào V mL dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau:
Giá trị của V là
A. 300
B. 250
C. 400
D. 150
Hợp chất X chứa (C, H, O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn là
A. 11,1 gam
B. 13,1 gam
C. 9,4 gam
D. 14,0 gam
Cho 21,52 gam hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử lần lượt là CH6O3N2 và C2H8O3N2 tác dụng vừa đủ với 100 ml hỗn hợp Y gồm KOH 1M và NaOH 1,2M thu được hỗn hợp khí Z và muối T. Số mol của khí có phân tử khối lớn hơn và khối lượng của T là
A. 0,06 và 20,3 gam
B. 0,06 và 18,7 gam
C. 0,16 và 20,3 gam
D. 0,16 và 18,7 gam
Rót V ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 300ml dung dịch Zn(NO3)2 0,5M thu được một kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 8,1 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị V lớn nhất là
A. 150
B. 100
C. 200
D. 280
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 22,7
B. 34,1
C. 29,1
D. 27,5
Hòa tan m gam Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối so với H2 là 6,2 gồm N2 và H2, dung dịch Y và 2 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 6,68
B. 4,68
C. 5,08
D. 5,48
Hỗn hợp X gồm các chất CuO, Fe3O4, Al có số mol bằng nhau. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 33,9 gam X trong môi trường khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử Z chỉ gồm NO2, NO có tổng thể tích là 4,48 lít (ở đktc). Tỉ khối của Z so với heli là
A. 19,0
B. 10,5
C. 21,0
D. 9,5
Hỗn hợp A gồm peptit Ala–X–X (X là amino axit no, mạch hở có dạng H2NCnH2nCOOH) và axit cacboxylic Y no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít O2 (đktc) thu được N2; Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
A. 26,10 gam
B. 14,55 gam
C. 12,30 gam
D. 29,10 gam